Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo và hết)


Luật, thể, cách làm thơ
Phần II


Phụ Lục


Trích những lời bàn về việc làm thơ của người xưa:

            -“Những kẻ chuộng công danh bây giờ thì chỉ theo đòi hóng gió lặt lấy những chữ bã mía của tiền nhân, tập làm cái thứ văn chương hoa hoét...”
                                                                       (Phạm Đình Hổ)
                                                                          (1768- 1839)

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


Phần II

Phụ Lục
 Luật, thể, cách làm thơ
VỀ THỂ THƠ HAIKƯ

Haikư, một thể thơ có xuất xứ từ Nhật Bản, được truyền sang Trung Hoa và một số nước phương Tây như Pháp, Mỹ... Thơ Haikư tiếng Nhật thường là một dòng trên dưới 17 âm tiết, khi phiên âm sang La Tinh được tách thành 3 dòng: Dòng đầu: 5 tiếng; dòng thứ hai: 7 tiếng; dòng thứ ba: 5 tiếng (5 -7 - 5), và cũng không hạn chế số chữ trong một bài tùy vào cảm xúc của người làm thơ. Thơ Haikư thường đề cập thường xuyên với hai đề tài thiên nhiên và đời sống con người Nhật Bản.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


31. về Thơ Leo Thang:
Thơ leo thang xuất xứ từ một dòng thơ nước Anh. Nhưng chỉ vài nhà thơ nước Anh ở thế kỷ 19 làm ít bài theo lối leo thang trong cả đời thơ, hình như họ không được người thưởng thức thơ thời đó ủng hộ, nên họ không mặn mà với thế thơ này lắm. Riêng thi hào Nga, Mayakovsky, cả sự nghiệp thơ ông theo lối leo thang. Với Maya, chỉ thơ leo thang mới tải nổi chất hùng ca hoành tráng của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga. Maya rất thành công bằng thể thơ này:

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


[​IMG]

30. Thơ xướng, hoạ (Phần này chỉ giới thiệu những điểm chính):
Trong lúc trà dư tửu hậu, hứng thú, người làm thơ xướng lên bài tứ tuyệt, hay bài thất ngôn bát cú, hoặc một bài theo thể thơ khác mời bạn thơ hoạ lại bên mâm tiệc cho cuộc rượu thêm vui, thêm đậm đà, ý vị. Thơ xướng, hoạ thường lấy một cớ nào đó làm đề tài, cũng có khi đọc một bài thơ của bạn bè thấy tâm đắc đem họa lại.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


29. Thơ Tự  Do:
            Thơ tự do khi mới xuất hiện có người chê là thơ buông. Thơ tự do thuộc dòng thơ mới (1932-1945). Trước nữa, thi sĩ Tản Đà từng cách tân trong một số bài thơ của mình theo lối thơ tự do (thơ mới), như bài: “Cảm thu- Tiễn thu”. Ngay dưới đầu đề bài thơ Tản Đà ghi: “Tháng chín năm Canh Thân-1920”. Xin trích nguyên văn bài viết, “Phong trào thơ mới, muốn cùng ai trong bạn làng thơ”:

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


22. Thể thơ tứ tuyệt:
Ðúng ra phải gọi là thơ tuyệt cú (chữ tứ tuyệt do nhà văn hoá Phan Kế Bính đầu thế kỷ 20 đặt). Thể Tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 5 hoặc 7 chữ, hai hay ba vần, hoặc cả 4 câu đối nhau, hay chỉ 2 câu trên đối nhau, hoặc 2 dưới đối nhau, có thể cả 4 câu không đối nhau thành từng đôi một. Bố cục: Khai, thừa, chuyển và hợp khá hài hoà và chặt chẽ:
- Ba Vần không đối nhau:

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


21. Thể thơ Ðường Luật:
Thơ Ðường Luật xuất hiện vào đời nhà Ðường bên Trung Quốc (620 - 905). Ðường Luật là thể thơ có vần, đối nhau và hạn định bằng trắc trong thơ rất chặt chẽ. Bằng trắc phải theo đúng luật, sai là thất luật.
Khởi luật:
Tiếng thứ 2 câu đầu gieo vần bằng thì bài thơ đó là luật bằng; tiếng thứ 2 gieo vần trắc thì bài thơ đó là luật trắc. Theo bằng trắc như sau:
Ngũ ngôn tám câu 5 vần.
XEM BÀI TRƯỚC XEM BÀI SAU TRANG CHỦ