29. Thơ Tự Do:
Thơ tự do khi mới xuất hiện có người
chê là thơ buông. Thơ tự do thuộc dòng thơ mới (1932-1945). Trước nữa, thi sĩ
Tản Đà từng cách tân trong một số bài thơ của mình theo lối thơ tự do (thơ
mới), như bài: “Cảm thu- Tiễn thu”. Ngay dưới đầu đề bài thơ Tản Đà ghi: “Tháng
chín năm Canh Thân-1920”. Xin trích nguyên văn bài viết, “Phong trào thơ mới,
muốn cùng ai trong bạn làng thơ”:
- Từ vào thu
tới
nay
Gió thu hiu
hắt
Sương thu
lạnh
Trăng thu
bạch
Khói thu xây
thành
Lá thu rơi
rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa
lá bao ngành biệt ly
Nhạn về...
“Mấy câu đó
riêng tôi thật ngẫm mãi không chán. Mà bài văn đó, tới nay ở báo Sài Gòn lại có
người đưa ra phê bình, khi cái thời gian tôi viết ra vào khoảng 1921, lúc tôi
làm việc cho báo Hữu Thanh cách đây 14 năm.
Lại như bài
thơ “Hoa
rụng” in ra ở Khối tình con,
lời văn rằng:
Hoa ơi, hoa
hỡi, hoa hời!
HOÀNG
XUÂN HỌA Giới thiệu các luật thơ- thể thơ- cách làm thơ
Đang ở trên
cành bỗng chốc rơi
Nhị mềm cánh
úa
Hương nhạt
màu phai
Sống chửa bao
lâu đã hết đời
Thế mà hoa
lại sướng hơn người. (...)
Bài này viết
ra cách đây có tới 21 năm. Những điệu thơ đó thật tự tôi đặt ra, không theo
niêm luật ở đâu hết, duy tôi không gọi nó là “
thơ mới” mà thôi”.
(Tiểu thuyết thứ bảy
30-11-1934.
- Dẫn theo tuyển tập Tản Đà).
Xem như vậy, Tản
Đà là người “đã dạo những bản đàn mở đầu” (Hoài Thanh- Hoài Chân)
cho phong trào thơ mới trước đó trên mười năm. Thơ mới là một “khát
vọng cởi trói cho thi ca, chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u
uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đau đớn...”
(Hoài
Thanh- Hoài Chân).
Phong trào thơ
mới làm nên những tên tuổi lớn: Thế Lữ, Phạm Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn
Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên ...
Thơ tự do không
có phương thức cụ thể, mỗi người làm thơ, hay mỗi bài thơ tự tác giả tạo ra
nhịp điệu riêng theo cấu trúc từng song tiết, tổ hợp âm tiết cân bằng bằng trắc
làm nên sự mượt mà cho từng câu thơ, bài thơ.
Một ít nắng, (t) vài ba sương (b) mỏng thắm (t)
Mấy cành
xanh/ năm bảy sắc/ yêu yêu
Thế là xuân/
tôi không hỏi/ chi nhiều
Xuân đã sẵn/
trong lòng tôi/ lai láng...
(Xuân
Diệu)
Ở bài thơ khác,
Xuân Diệu lại tạo một nhịp thơ khác:
Vừa xích gối
chăn / mộng vàng tan biến
Dung nhan xê
động / sắc đẹp tan tành
Vàng son /
đang lộng lẫy / buổi chiều xanh.
Quay mặt lại
/ cả lầu chiều / đã vỡ...
Một chút mây đi / theo làn vụt gió.
- Chàng họa
sĩ/ hôm nay/ vừa ném bút
Bởi vì mơ/ và
thực/ chẳng đi đôi
Nét hư huyền/
thấp thoáng/ ở hồn tôi
Tài non kém/
chẳng đem vào/ lụa được.
(Vũ Hoàng Chương)
Thơ luật làm
được hay đã khó, nhưng thơ tự do làm cho hay cũng không dễ. Một nhà thơ phương
Tây, Thomas Steams Eliot (Mỹ) giải Nobel Văn học 1948, nói đại ý như sau: “Những
người làm thơ nghiêm túc thì chẳng ai coi bất cứ thể loại nào là tự do”.
Báo chí, các nhà nghiên cứu, người yêu thơ thường gọi phong trào thơ 1932 -1945
là thơ mới. Mới, vì nó thoát khỏi niêm luật bó buộc của thơ Đường một chút
thôi, còn câu chữ vẫn “Đầy ắp vần điệu của dân tộc”(Trần Mạnh Hảo). “Mô
típ của Đường thi vẫn còn níu kéo các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới lắm”
(Ngô Văn Phú).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nhà thơ tên tuổi dòng thơ mới không mấy ai
phóng bút quá mười tiếng trong một câu thơ? Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài
Thanh - Hoài Chân giới thiệu Xuân Diệu đến 13 bài thơ, duy nhất trong bài
"Vội vàng" có một câu mười
HOÀNG
XUÂN HỌA Giới thiệu các luật thơ- thể thơ- cách làm thơ
tiếng: "Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng".
Còn lại đều không quá bảy, tám tiếng trong mỗi câu. Thơ mới giai đoạn đó, mới ở
cách giãi bầy phong phú mọi tâm tư tình cảm riêng, thể hiện được nỗi trăn trở
trước sự tù túng của lớp trí thức Tây học, cách viết bài thơ dài ra và không chia
khổ nào nhất định.
Đến kháng chiến chống Pháp, Trần Mai Ninh, Nguyên Hồng, Chính Hữu, Hoàng
Cầm, Hữu Loan, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi... câu thơ mới ngắn dài vô
tư, phóng túng về vần điệu, đã bị Xuân Diệu đưa ra phê phán ở Hội nghị tranh
luận về Văn nghệ tại Việt Bắc tháng 9 năm 1949, tiêu biểu là thơ không vần
của Nguyễn Đình Thi, lại được nhà văn Nguyên Hồng đứng ra bênh vực rằng: “Dân
tộc ta nhiều bản năng. Thơ cần đi qua rất nhiều rung cảm khác nhau trong một
bài... Tôi nói nó là một cần dùng, một sự tất yếu... Tôi tin sẽ có những bài
thơ kỳ diệu của dân tộc ở trong loại thơ đó...” (dẫn theo nhà thơ
Vân Long). Và sau này Nguyên Hồng làm một số bài thơ thể tự do khá hay, như các
bài: “Cửu Long giang ta ơi, Hồng Hà tên con sông yêu dấu, Hoàng Hoa Thám quê
hương”... Ngoài bộ tiểu thuyết đồ sộ Cửa biển, tiểu thuyết Bì vỏ,
Núi rừng Yên Thế, Những ngày thơ ấu… với một “xêri ” nhân
vật Tám Bính, Năm Sài Gòn, Người đàn bà Tàu, mẹ La, anh Tô, Gái Đen, cậu Khoá,
anh hùng Đề Thám… mà ông sáng tạo ra là "những hình tượng văn học ghi
dấu ấn sâu đậm và sống lâu bền trong lòng bạn đọc…”(Lê Quang Trang).
Nguyên Hồng còn góp thêm cho thi ca nước nhà tập thơ Trời xanh, tuy
mỏng, chưa đầy mười bài. Nhưng thơ ông chứa nhiều cảm xúc mới mẻ, đậm chất
hùng ca hiện đại, hoành tráng; nhiều câu, nhiều bài găm bền lâu trong trí nhớ
người đọc:
- Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương
Những trưa hè ngùn ngụt nắng Trường Sơn
Ngẫm nghĩ voi đi
Thác Khôn cười trắng xoá...
-“Những câu thơ của nhà
văn này là niềm ao ước của nhiều nhà thơ chuyên nghiệp” (Vân Long). Bùi
Ngọc Tấn lại khái quát bản chất thuộc tính cố hữu về thơ Nguyên Hồng: “Nguyên
Hồng là tác giả những bài thơ có thể làm bất kỳ nhà thơ nào ghen tỵ” (Một
thời để mất).
Từ giữa thập kỷ 90 thế kỷ
20, một số cây bút, cả trẻ lẫn già xướng xuất việc đổi mới, đổi gác, thậm chí
cả đòi cởi trói cho thơ (ai trói)? Phái trẻ thì hăng hái sáng tác thứ thơ họ
gọi là siêu thực, siêu hình, tượng trưng. Thơ họ “phá bỏ tính logic của sự vật và hình tượng, thơ siêu thực
không được chấp nhận còn do câu “thơ” quá tự do, phóng túng. Tự
do, phóng túng tới mức không cần tính chắt lọc về ngôn ngữ, vốn là tính đặc
trưng của thơ; không cần cả tính kế thừa- một trong những quy luật cơ bản của
nghệ thuật...”(Lê Quý Kỳ - Lại bàn về thơ siêu thực- báo Người Hà Nội số 33 ngày 18/8 2001). Phái già thì
hăng hái cổ xuý. Ngôn ngữ thơ họ diễn đạt như muốn phá bỏ tính quy luật của tu
từ tiếng Việt. Một lối biểu cảm ngôn từ thiếu bản sắc dân tộc, câu thơ rời rạc,
ngắt quãng, từ ý này đột ngột chuyển ý khác, “đầu Ngô mình Sở”, vụn vặt,
loạn chữ nghĩa, rập khuôn, giẫm lên chân nhau. Nhiều bài thơ, câu thơ xơ cứng,
thiếu sắc thái riêng, cố làm cho lạ, lạ đến sáo rỗng, nghèo nàn những vấn đề
cuộc sống con người. Mà con người luôn là điều quan trọng để thơ cần khai thác
thì bị bỏ qua. Đồng ý rằng thơ mang tính dàn trải mông lung ảo thực, không giới
hạn dòng suy nghĩ, nhưng cũng không thể nói nhiều mà người đọc chẳng cảm thụ
được bao nhiêu như đoạn thơ sau đây:
-“Những luống hoa mới
trồng. Vàng lẫn vào trắng. Một ấn
tượng lem luốc ập vào mắt. ứa ra một cảm giác bội thực.
Những con khỉ
nhảy nhót. Chuồng có chóp tròn giống ngôi
đền Hồi Giáo.
Để giảm áp chứng bội thực khoa học nhân
HOÀNG
XUÂN HỌA Giới thiệu các luật thơ- thể thơ- cách làm thơ
bản đã chế
một loài biệt dược có tên là đức tin. Không biết
ở siêu thị đã
trưng bày sản phẩm này chưa? Nó tương tự Viagra
cho cơ thể
tinh thần.
Khỉ đực khỉ
cái khỉ cháu khỉ chắt khỉ nội khỉ ngoại... cùng
nhao lên với
mía bắp đậu bánh mì thừa bố thí qua môi giới
miễn phí của
những ngón tay trung tính. Một vài con vẻ
đầu lĩnh thản
nhiên. Còn tất cả họ nhà khỉ đều xúm lại.
Người lớn và
trẻ con hởi dạ. Mặt giãn ra. Sướng run đầu
gối. Nhon ném
lóng mía cho con khỉ nhỏ. Nó đang ngơ
ngác chưa dám
nhặt. Một con đầu lĩnh bất ngờ lao xuống
chụp luôn cả
bịch tót lên cây. Khỉ con dạn dĩ khi cúi xuống
nhặt những
cái bã do những khỉ lớn thải ra.
Một cú pháp
hoang dã hoành hành sách giáo khoa.
Đi bố. Con
khỉ đó xấu. Con ghét nó!
Khỉ nào chả
vậy.
Nhưng con
ghét nó!
Không nên can
thiệp vào nội bộ người ta. Luật của động
vật mà. Cho
chúng ăn để con vui.
Sao nó giành
phần của khỉ con?
Khi no chúng
không giành nhau nữa.
Tội nghiệp
khỉ con quá bố!
Nó phải chịu
cho đến lớn rồi cũng chẳng khác gì con khỉ vờ
thản nhiên kia.
Sau khỉ í a
à rái cá í a à gấu í a à đà điểu”...
NQC
Cả sự dung tục:
-“Nhà thơ cười ha hả...rồi ân ái chị Hằng
Có về chăng câu chữ lang thang
Câu chữ li thân thơ ai nỡ kéo ghì ức hiếp
Hình dung quặt quẹo quỷ ma chẳng thể nào phụ sản
điều hoà
Thời gian bất
giác ú oà”...
-“Mở choàng mắt
Trăng ứa giọt trăng
nhòm đau đáu
Hênh hếch
chân em nuột nà ngang ngực
Ngã ba yêu
hấp hé nụ tình”.
NCB
- “Nếu phải gọi đó là thơ thì phải để nó trong ngoặc kép”(Lê
Quý Kỳ).
Nghệ thuật tạo
hình có thể siêu thực, siêu hình, tượng trưng, còn như thơ truyền cảm xúc từ
tâm thức mình sang cảm xúc, tâm thức người khác bằng lời văn, lời nói. Nói có
dịu dàng, ngọt ngào, êm tai người nghe mới rung, mới xúc cảm được, nói như đấm
vào lỗ tai... ai nghe? Văn chương là thông điệp của tư tưởng không những mang
tính dự báo, tính khơi gợi, nó còn mang cả tính truyền thống, khi mình nghĩ thì
cũng để cho người đọc nghĩ cùng, đừng nghĩ hết cả phần người khác. Đồng ý rằng
phép so sánh là một trong
HOÀNG
XUÂN HỌA Giới thiệu các luật thơ- thể thơ- cách làm thơ
những biện pháp
nghệ thuật của thơ, nhưng so sánh như những câu thơ siêu thực sau đây thì đọc
rất khó cảm nhận:
-Có gì đó
lướt trên nụ cười lưỡi dao
Như thiên nga
lướt mộng mị trên mặt hồ toả sóng.
NQT
Được thích theo
ý mình tôi sẽ thích cách so sánh trong ca dao của các cụ nhà ta ngày xưa, vừa
dung dị lại không rắc rối:
-Tiếc thay
hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước
đục lại vần than rơm.
Hay:
Lọng vàng che
nải chuối xanh
Tiếc con chim
phượng đậu cành tre khô.
Đem nụ cười lướt
sắc như lưỡi dao, so sánh với thiên nga lướt trên hồ toả sóng e hơi bị khập
khiễng. Để mà nhớ, những câu ca dao dễ hơn nhớ hai câu thơ trên.
Mặt bằng thơ phát triển cần sự đa dạng nhưng
phải kết hợp cả quá khứ hoà hiện tại, không nên sổ toẹt, không cần biết đến quá
khứ là gì như người viết những câu thơ này:
-Rong rêu nụ
cười xanh biếc
Rồi một ngày
lũ lừa bỗng đọc sách
Kẻ ly dị cầu
hôn với thơ anh
Dù thời đại
lưỡng tính
Anh không ăn
bóng một thời thơ đã qua?
(NMHN)
Muốn cách tân,
đổi mới hay “đổi gác” đi chăng nữa cũng cần giữ lấy truyền thống, chỉ “Sợ
mình không mang nổi/ Bóng hình người xưa...” (Thơ Đỗ Quang Vinh). “Văn
hoá không hề dung nạp thói vô ơn, thói qua sông đấm bút vào sóng” (Trân
Mạnh Hảo). Nhà thơ Xuân Diệu đã có dự cảm từ 17 năm trước: “Những
người làm thơ đừng “trộ” nhau và “trộ” người đọc về
sự “mới”; cách tân phải gắn liền với truyền thống, đây là kinh
nghiệm lớn của các nền thơ trên thế giới”. Và Xuân Diệu còn nhấn mạnh:
Ví dụ như bây giờ mà làng thơ Việt Nam coi “siêu thực”
là mới, thì đối với châu Âu, chủ nghĩa siêu thực đã có sáu mươi tuổi...(siêu
thực rồi - HXH)”. Xuân Diệu- Tiểu luận “Sáu mươi năm phía trước”, báo
Văn Nghệ số 3 (1189) ngày 18- 1-1986. Thơ Đường luật đã từng là thơ hiện đại
của thời nhà Đường. Thơ Mới từng là thơ hiện đại thời kỳ 1932-1945. Thơ không
vần được hiểu là thơ hiện đại thời kháng chiến chống Pháp 1946- 1954 và cho đến
ngày nay.
Bản chất của thơ
luôn ở trạng thái động, cái này phải hay, phải khác, phải trội hơn cái kia mới
đứng được trong tâm thức người thưởng thức. Muốn người yêu thơ chấp nhận thơ cách tân, trừu
tượng, siêu thực thì cần phải bứt phá cho có sức thuyết phục như phong trào thơ
mới những năm 1932- 1945, thơ không vần trong hai cuộc kháng chiến. Còn đem loè người
đọc thứ: “thơ phú với văn chương trên báo bây giờ nếu không thừa cả thúng
thì cũng thừa cả rổ. Nhiều bài thơ cũng nằm trong tình trạng thừa lông mày (thiếu
con mắt- HXH). Nhiều bài thơ cũng lúng túng như ca sĩ không biết cất tay vào
đâu”... (Phạm Tiến Duật, báo Văn Nghệ Trẻ ngày 4/11/ 2001). Vẫn biết người
sáng tác văn chương là người làm công việc thầm lặng cô đơn, cô đơn với niềm
hào hứng của tâm hồn. Cũng đừng vì sự cô đơn sáng tạo của mình mà làm khổ người
đọc, người nghe bằng thứ thơ bí rì hũ nút. Cố tạo những câu thơ phức tạp, dài
lê thê, đã khấp kha khấp khểnh còn dung tục, ông chẳng bà chuộc, ý tứ, hình
tượng thó từ tiểu thuyết Tây, vay ở phim Mỹ... đem xào xáo, rán, quay bày lên mâm tiệc thơ. Ví mắt, mũi,
mồm người yêu như mắt, mũi, mồm bò cái! Tả tình yêu sấn sổ, hôn hít điên cuồng
cuống quýt rồi ngộ nhận là
HOÀNG
XUÂN HỌA Giới thiệu các luật thơ- thể thơ- cách làm thơ
lạ, là hiện đại, là mới. Mới chẳng thấy đâu, chỉ thấy bị người đọc thờ ơ,
vì rằng nó kém thái, non thần, lại quá ư lạm phát, và nhạt nhẽo!
Gần đây có một tác giả trẻ giải
thích trên truyền hình vể những câu thơ khó hiểu của họ: “Viết về nụ hôn,
tôi không muốn tả thẳng, bời vì đã có quá nhiều người tả đủ các kiểu về nụ hôn
rồi. Tôi phải nung nấu tìm tòi để tả cho ấn tượng về nụ hôn. Họ tả: Cài then anh, cài then em… và bài thơ
đó đã được phổ nhạc, rất nhiều người yêu thích”?… Xin thưa! Tiếng hôn mang ý nghĩa khác, hai tiếng
"cài then" mang ý
nghĩa khác, sao lại muốn người đọc hiểu: Hôn nhau là cài then
(cửa) được? Từ điển tiếng Việt của nhóm biên soạn gồm 18 người do giáo sư Hoàng
Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng in năm 1997 lần thứ 5 (đợt 2) 30.410 mục từ,
trang 100, từ cài được giải
thích như sau: “Cài: Làm cho một vật nhỏ nào đó mắc vào vật khác. Cài huy hiệu. Cửa đóng then cài…”. Về tiếng hôn, trang 445 từ điển trên dẫn giải như sau: “áp môi hay mũi
vào để tỏ lòng yêu thương, quý mến. Mẹ hôn con…”. Trong ca dao các cụ ta
xưa từng “hiện đại hoá” từ hôn
bằng từ thơm. Xét về ý nghĩa
động tác, thơm khá gần với động
tác hôn. Hái bông hoa, để biết
bông hoa thơm mức nào thì ta ghé mũi vào, động tác đó khá gần với việc hôn nhau
hơn. Việc cài then cửa hoàn toàn làm bằng tay, không dính dáng đến mũi và môi,
sao gọi là hôn được? “Sau phút giây/ Êm đềm trên ghế đá/ Anh không cài lại
khuy áo ngực cho em”… (thơ Dư Thi Hoàn).
“Thơ là một cõi tâm linh dẫn dắt
con người vươn tới cái đẹp, cái an bình nội tại khi ta phải đối mặt với bao
biến động, bất trắc. Thơ cần thiết cho tâm hồn như vậy, nhưng hình như càng
ngày thơ càng bị mất đi cái ý nghĩa linh thiêng mà thơ vốn có” (Ngọc
Phượng, nhà thơ, biên tập viên chính báo Văn Nghệ Sóc Trăng).
Những người quan tâm đến lĩnh vực thơ có những ý kiến khác nhau về thơ cách
tân, thơ siêu thực, siêu hình hiện nay, chung nhất vẫn là chê, chê vì nó chưa
hay. Thấy dư luận bức xúc quá có người khuyên hãy bình tĩnh chờ xem. Vâng, chờ
ngót mười năm trời rồi nào thấy hình hài bóng dáng gì đâu? Thỉnh thoảng lẹt đẹt
tiếng vỗ tay cổ vũ tập thơ này, tập thơ kia có khới sắc. Người yêu thơ hào hứng
mở ví không ngần ngại để có một tập đọc xem nó "khởi sắc" đến mức độ
nào? Tiếc thay, vẫn cứ ra đường là gặp bố con ông Y Văn Nguyên, “ú tim/ Em
đi tìm/ Tôi đi nấp” (thơ Lê Đại Thanh). Thơ mười năm trở lại đây có đốt
đuốc đi tìm lấy một bài thơ hay cỡ như Tây tiến, Đầu súng trăng treo, Nhớ,
Đất nước, Bên kia sông đuống, Màu tím hoa sim, Cuộc chia ly mầu đỏ, Lời ru với
anh... bói không ra? Tình trạng “Ai có tiền in sách là thành nhà thơ. Số
lượng tập thơ tăng, tới tám chín trăm tập/ năm, nhưng tập đọc được chỉ khoảng
1% số đó” (Vũ Quần Phương - Thơ và phê bình thơ, báo Thơ số 4 tháng 10/
2003 ).
“Thơ đăng báo là thơ phục vụ cho độc giả, mà độc giả của chúng ta là ai?
Đó là công chức, học sinh, công nhân, thậm chí cả nông dân... Cái được của thơ
trước tiên là sau khi đọc, độc giả phải hiểu bài thơ nói gì, chứ chưa nói tới
giá trị của bài thơ: cái đẹp nghệ thuật, tầm tư tưởng và sự đóng góp cho cuộc
sống. Có những tác giả thơ vụng về, “đội lốt” người làm thơ để mã
hoá ngôn ngữ, câu cú, tạo cho mình cái gọi là tầm suy tư vĩ mô về vũ trụ, cuộc
đời... “Bậy” hơn thế, có những tác giả mới thoát khỏi tuổi vị
thành niên, độ tuổi chưa đủ chín để nhìn mình, nhìn cuộc sống lại nông cạn tưng
tửng những từ ngữ, cái mà tác giả cho là thơ để ý rằng ta bứt phá, ta muốn “lột”
cái “buồng the” của con người ra đây. Và “thảm thương”
thay khi tác giả này lại được tung hứng, sự tung hứng lấy làm đáng tiếc từ
chính vài nhà thơ có tầm” (Vương Vương, “Thơ ngày nay, cái tôi
thế sự đi đâu?” Báo Văn Nghệ số 46 ngày 17/ 11/ 2001).
Xuân
Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... bước vào đường thơ đúng giai đoạn thơ mới cần
thay thơ cũ, vì nó đáp ứng đúng nhu cầu thời đại. Các ông đã bắt nhịp kịp thời
và khẳng định mình ở tuổi 17 - 25, các ông đều đạt thành tựu. Đổi mới, làm mới
thơ bất cứ ở
HOÀNG XUÂN HỌA Giới thiệu các luật thơ- thể thơ- cách làm thơ
vào thời điểm, giai đoạn nào cũng là cần thiết. Ngày xưa, bây giờ và cả sau
này, đã là thơ luôn luôn cần phải mới. Ngay các nhà thơ đã hay rồi vẫn cần phải
hay hơn nữa, luôn phải tự làm mới chính mình, bài thơ sau phải hay hơn bài thơ
trước, tập thơ sau cần phải hay hơn tập thơ trước, chẳng ai đi ca mãi một giọng
thơ cũ mèm.
Một đại diện trong số người làm thơ
trẻ hùng hổ tuyên bố: “Thơ cũng như con người có quyền chơi các kiểu trên
mọi nẻo đường đối thoại với cái chết và sự phục sinh”. Họ khuyên
nhau: “không nên mặc quần cho ngôn ngữ (thơ)”! Hãy xem họ lột
truồng ngôn ngữ thơ: “Những đám mây hành kinh trời xa, vòm xanh quần lót”
(VCH). Chủ nghĩa vị lai ở nước Nga vào những năm 10 – 15 (1910 – 1915) thế kỷ
20, có lúc họ đã cuồng nhiệt tuyên bố cho “Cái tát vào nền văn hoá cận đại”
Nga. Họ dự đoán thế giới văn minh công nghiệp đang tiến tới: tàu bay, tàu ngầm, nhà cao tầng, vệ tinh, tàu vũ trụ, xe đệm từ, công nghệ tin học, vô tuyến truyền hình… sẽ thay cho
cái đẹp thiên nhiên, thay cho cái đẹp mùa thu vàng, thay cho vầng trăng lãng
mạn, thay cho rừng bạch dương trắng tuyết nước Nga. Họ đe vứt Pustkin, Đostoyevsky, Gogol, Tolxtoy, Chekhov... ra khỏi con tầu hiện đại của họ. Đã bị
Mayakovsky, người của chính nhóm chủ
nghĩa vị lai đập lại họ bằng trường ca "Đám mây mặc quần" có
hơi hướng chút "vị lai" nhưng vẫn mang tính nhân đạo của
chủ nghĩa hiện thực lúc đó. Từ cách mạng Tháng Mười Nga, sau đó, toàn bộ
sáng tác của Mai A đã chuyển hẳn sang hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vậy mà cuối
thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, một nhà thơ trẻ Việt Nam không biết tài cán cao đến
mức nào mà dám ngang nhiên lột quần những đám mây ngay giữa trời mà thay hành
kinh? Thật kinh khiếp!
“Thơ đích thực không phải để tung hô, không cần sự tung hô. Tung thì
tung bóng thôi chứ! Đá bên này một cái, sút bên kia một cái. Tung thơ dễ đột
quỵ lắm” (Hoàng Nhuận Cầm, báo Tiền Phong chủ nhật số 5 ngày 1 tháng 2 năm
2004).
Có tác giả được hiểu là thành danh theo lối thơ siêu thực, siêu hình nhưng
bài thơ thật hay được nhiều người yêu thơ bình trên các báo lại không phải là
thơ siêu thực, siêu hình. Bài thơ hay của họ lại rơi vào bài làm theo thể thơ
truyền thống dân tộc, với giọng điệu mượt mà hồn quê. Đó là sự lúng ta lúng
túng của họ. Họ đành phải than thở với nhau: “Tôi với ông rồi sẽ cô đơn lắm,
chẳng ai hiểu chúng ta cả” (dẫn theo Lê Quý Kỳ).
Tiến sĩ, Gs. Mai Quốc Liên, người vừa sáng tác vừa giảng dạy văn học ở TP
HCM nhận xét trong một hội thảo gần đây: “Thơ trẻ đang có vấn đề. Phải thấy
mặt nào có tìm tòi cách nói, nhưng rối rắm hoặc tục tĩu, hoặc nhân danh hiện
đại đều không ăn thua, vì không hay, vậy thôi”.
Môn nghệ thuật nào cũng có đặc tính riêng, riêng nhưng phải mang tính tích
cực, tính văn hoá, tính nhân văn còn phải cao nữa. Chớ treo đầu bò bán thịt
trâu, người máu lạnh không ăn được thịt trâu, cố “xực” thịt trâu sẽ bị đầy
bụng. Bước vào thế kỷ hai mốt năm thứ tư rồi, nhịp sống thế kỷ 21 đang khởi
động rất mạnh trên toàn đất nước rối đó.
- Hỡi thơ!
Còn tiếp