Sư
thày Đông Tùng, tên chính là Trần Ngọc Thảo, tự Cát Tường; Đông Tùng là bút
danh và thày còn bút danh khác là Hiểu Đông. Thày sinh năm 1974, quê Tiền
Giang, cử nhân Hán Nôm, Thạc sĩ ngữ văn. Tập thơ đầu tay của thày gồm 108 bài
thể HaiKư. Theo tìm hiểu của chúng tôi về thể thơ này: Một bài HaiKư chỉ có ba
câu: 5 - 7 - 5, gồm 17 tiếng, không được dùng tính từ, trạng từ; buộc phải có
quý ngữ (bốn mùa). Ở “Cúc rộ mùa hoa” sư thày Đông Tùng không nhất thiết sáng
tác theo luật 5 - 7 - 5 ấy, thày phóng bút theo ý mình sáng tạo ra những bài
thơ thiền nhiều trăn trở trước cuộc sống, nỗi đời. Thày lấy hoa cúc làm
đề tài. Hoa cúc là loài hoa nở vào mùa thu có sắc vàng của áo cà sa, thứ hoa mà
thiện nam tín nữ thường dâng cúng Phật ngày rằm, mùng một. “Nhưng có lẽ cúc
không chỉ tỏ tâm sự của riêng mình mà cúc còn nói lên lời của nắng mưa, của mây
của gió, của trăng của sao… của vạn hữu trong vũ trụ bao la này…" (Tâm sự
cùng thu, lời bạt).
Xin
trích giới thiệu 9, trong số 108 bài HaiKư của sư thày Đông Tùng – Trần Ngọc
Thảo trong tập “Cúc rộ mùa hoa – thơ và thư pháp", NXB Tôn giáo - 2009.
1
Chậu
nước tôi bưng
thình
lình vấp ngã
rơi
đổ vầng trăng.
(Trang 30)
2
Trời
đầy sương
Con
đường hiu quạnh
Giàn
cúc tuôn hương.
(Trang 51)
3
Lá
bàng rơi
sân
đầy sắc đỏ
tia
nắng mặt trời.
(Trang 53)
4
Cây
đổ, cột xiêu
mấy
hàng cúc trắng
che
chắn cho lều.
(Trang 57)
5
Ôi!
Lão cò già
trên
đồng hoang dã
giẵm
nát Hằng Nga.
(Trang 60)
6
Khế
vườn hoang
đong
đưa sắc nắng
màu thời gian.
(Trang
62)
7
Đóa cúc trong tranh
vô tình con bướm
lượn quanh, lượn quanh.
(Trang 63)
8
Chỉ hạt mưa thôi
mấy nhành mắc cỡ
giấu mặt đi rồi.
(Trang 68)
9
Lay tôi thức dậy
cùng với trăng sao
tiếng chuông chùa nào.
(Trang 72)