Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


22. Thể thơ tứ tuyệt:
Ðúng ra phải gọi là thơ tuyệt cú (chữ tứ tuyệt do nhà văn hoá Phan Kế Bính đầu thế kỷ 20 đặt). Thể Tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 5 hoặc 7 chữ, hai hay ba vần, hoặc cả 4 câu đối nhau, hay chỉ 2 câu trên đối nhau, hoặc 2 dưới đối nhau, có thể cả 4 câu không đối nhau thành từng đôi một. Bố cục: Khai, thừa, chuyển và hợp khá hài hoà và chặt chẽ:
- Ba Vần không đối nhau:

Nhắn Từ Ðạm
- Năm ngoái năm xưa đục mấy vần
Năm nay quan lại đục hai chân.
 Khen cho đá cũng bền gan nhỉ
Ðứng mãi cho quan đục mấy lần
                                 (Tản Ðà)

Cái Pháo
- Xác không vốn những cậy tay người
Khôn khéo làm sao buộc cũng rời
Kêu lắm lại càng xơ xác lắm
Cũng mang một tiếng ở trên đời.
                                                    (K.D)

- Hai vần, hai câu trên đối nhau:
 Danh Phận
- Người hết danh không hết >Ðối
Ðời còn việc vẫn còn >nhau
Tội gì lo tính quẩn
Lập những cuộc cỏn con
                                (K.D)
- Ba vần, hai câu dưới đối nhau:
Con Voi
- Khen ai khéo khéo đắp đôi voi?
Ðủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Chỉ có cái kia... là đếch đắp? >Ðối
Hay là lý trưởng... bớt đi rồi. >nhau.
                                        (Cao Bá Quát)


HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Hai vần, cả bốn câu đối nhau:
Mê quá nên quên dại >Ðối
Tỉnh dậy mới biết say >nhau
Gần đèn càng sáng mắt >Ðối
Xa dao không đứt tay >nhau.
                                          (K.D)
Với thể tứ tuyệt mà bà chúa thơ nôm cũng phá cách ở 2 bài:
- Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

- Chàng  Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp  bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng  nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn  vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!
Câu đầu 2 bài thơ trên Hồ Xuân Hương gieo 6 tiếng, theo luật: Vừa bị phá cách vừa bị thất niêm. (Niêm thơ tứ tuyệt: nhất tứ, nhị tam). Từ những “dằn dỗi, ấm ức đàn bà” (Nguyễn Thuỵ Kha), Hồ Xuân Hương gửi “ấn ức” vào thơ, phá cách cả thơ đấy, các bậc hiền nhân quân tử, chữ nghĩa hàng bồ làm gì được. Phá cách của Hồ Xuân Hương khó bắt bẻ, bởi chữ nghĩa của bà quá tài, thơ bà lại quá hay nữa.
23. Thể Thơ Yết Hậu:
Yết Hậu: là tiếng cuối của bài thơ bao giờ cũng như một tiếng kêu. Thơ Yết Hậu thường làm cho vui, hoặc để giải toả nỗi buồn, để giễu cợt hoặc châm biếm.
 -Sống ở dương gian đánh chén nhè,
Chết xuống âm phủ cắp kè
Diêm vương phán hỏi rằng: chi đó?
                                           Be!
                         Phạm Thái
                       (1776-1813)
Vợ:
- Vai năm tấc rộng để mà chi
Chưa tối ăn no nằm ngủ khì
Mình ơi thức dậy chiều em chút
                                      Đi!

Anh chồng đáp:
- Cả ngày bận rộn soạn văn bài
Mỏi cả sương sườn, rục cả vai
Việc ấy đôi ta đành gác lại
                                 Mai!
                          (Theo Hồ Sỹ)

Sư, Vãi
 Sư:      Chơi xuân kẻo nữa già,
            Lâu nay vẫn muốn mà,
            Mời vãi vào nhà hậu.
            Ta...!

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Vãi:      Đã mang tiếng xuất gia,
            Còn đeo thói nguyệt hoa,
            Sư mô đâu có thế?
            Ma!
Sư:       Quy y bảo chẳng nghe,
            Chủng chẳng có phen què;
            ở chùa ăn hại oản,
            Về!
Vãi:      Đầu trọc tếch, nhẵn cừ,
            Trông mặt khéo là như...
            Tu hành đâu có thế!
            Hư!
Tiểu:    
            Thấy sự nực cười thay!
            Sư ghẹo vãi ban ngày;
            Vãi chẳng nghe, sư giận,
            Hay!
Sư:      
Chú tiểu thực là ngoan,
            Đã bảo chớ nói càn,
            Mai cho nhiều oản chuối,
         Van!
Tiểu:   
            Sư biết một mình tôi,
            Làng biết nữa đi đời.
            Đã van không nói nữa,
            Thôi!
                                          (K.D)
24. Thể Thơ Thủ Vĩ Ngâm:
Thơ Thủ Vĩ Ngâm là thơ làm câu đầu và câu cuối giống nhau:
Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi
Chôn chặt văn chương ba tấc đất
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hoá rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn khép lại thôi
Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi!
                            (Hồ Xuân Hương)
25. Thơ Liên hoàn:
Thơ Liên hoàn làm 2 khổ, hay nhiều khổ, mà câu cuối ở khổ thơ trên bao giờ cũng được nhắc lại ở câu đầu khổ thơ dưới. Ví dụ như bài thơ sau:





HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Hủ Nho Tự Thán
                  I
Ngán nỗi nhà nho bọn hủ ta
Hủ sao hủ gớm hủ ghê mà
Phen này cái hủ xua đi hết
Cứ để cười nhau hủ mãi a?
                 II
Cứ để cười nhau hủ mãi a?
Cười ta, ta cũng biết rằng ta
Nay đương buổi học ganh đua mới
Còn giữ lề xưa mãi thế a?
                 III
Còn giữ lề xưa mãi thế a?...
                             (K.D)
26.Thể châm:
Thể châm là bài văn vần viết để tự răn mình, hay răn người. Thường những người sống nội tâm hay dùng thể thơ này. Cách làm như sau:
Bài châm
Lòng người phát động
Bởi nói mà ra
Lòng chớ nóng nẩy
Trước giữ khoan hoà
Cái máy đầu lưỡi
Nên hay gieo vạ
Lành dữ nhục vinh
Bởi tự đó cả.
                (K.D)

- Luôn biết mình dốt
để gột tính kiêu
để yêu như mới
để cởi mối hiềm
để thêm tính thiện.
        (Phạm Thiên Thư)

- Tai họa thường bắt đầu
Bằng một cơn cuồng giận,
Và kết quả về sau
Là nỗi buồn ân hận
             (Thái Bá Tân)

27. Thể Minh:
Minh là bài văn vần, đối hoặc không đối nhau, khắc lên gỗ, đá ở đình, chùa nói về công trạng nhân vật lịch sử, hay viết lên giấy dán ở nơi nào đó mà mình thích để ghi nhớ công đức, sự nghiệp của người có công. Có thể ghép những câu cách ngôn thành vần điệu, hay sáng tác để tự răn mình. Làm bao nhiêu tiếng cũng được, nhưng lời văn phải cứng rắn gọn gàng súc tích:

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Bài Minh Tu Thân
Người xấu chớ nên nói
Mình hay chớ nên khen
Làm ơn chớ nên nhớ
Chịu ơn chớ nên quên
Lời khen không đủ mến
Chỉ lấy đức làm nền.
                (K.D)

28. Thể Phú:
Phú hành văn khác với thơ. Phú có 2 thể: cổ phú và Đường phú.
= Cổ phú: Có vần và không đối nhau, như một bài ca dài hay là bài văn xuôi có vần không đối nhau, không hành xích gì rối rắm.
= Đường phú: Đường phú có vần và đối nhau. Cách gieo vần cũng như thơ, có cả hạn vận và phóng vận. Mở đầu bái phú là hai câu, mỗi câu 4 tiếng theo lối bình đối:
Vườn hoa rắc gấm
Giặng liễu buông mành
Hai câu mỗi câu 4 tiếng đối nhau gọi là bát tứ. Hai câu đối nhau mỗi câu 5 tiếng trở lên gọi là song quan (hai câu cửa), hai câu làm một vế trên đối với hai câu vế dước gọi là cách cú (cách một câu mới đối). Ba bốn câu làm một vế trên, đối với dưới cũng ba bốn câu, gọi là hạc tất (gối đầu con hạc).

                   Bài mẫu 1.
      Thể phóng vận:
         Vườn hoa rắc gấm         >Bát
         Giặng liễu buông mành >tứ
Phấp phới bướm bay trước gió >Song
Nỉ non chim hót đầu cành        > quan
Giang sơn nở mặt tươi cười, trời quang mây > Cách
Tạnh;
Tạo hoá ra tay tô điểm, nụ thắm cành xanh  > cú
Mới ngày nào thu ủ đông rầu sương sa như bạc >Hạc
Lá rụng như vàng, chiều tịch mịch vừa trêu
Vừa gợi;
Mà nay đã trời tươi, đất tỉnh, núi vẽ ra mây
Lá cười ra miệng, cảnh xuân thiều càng ngắm càng xinh >tất.
                                                           (K.D)











HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Bài mẫu 2.
nguyên văn cả đoạn:
            Mình ngồi thành thị;
            Nết đụng sơn lâm.
Muôn nghiệp lặng an nhàn thế tĩnh;
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm
Tham ái nguồn rừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc
Quý;
Thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến hót oanh ngâm.
Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý;
Biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chữ
Tri âm;
Nguyệt bạc rừng xanh, soi mọi chỗ thiên hà lai láng;
Liễu mềm hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.
Lo hoán cốt, ước phi thăng, đan thần mới phục;
Nhắm trường sinh, về thượng giới, thuốc  thỏ còn đam
Sách Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu;
Kinh nhàn đọc dấu (yêu dấu), trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim.
                                                         (Trần Nhân Tông)
Thể song quan và biền ngẫu.
Song quan khác với biền ngẫu vì tiếng thất thứ nhì gieo vần ở tiếng thứ 5, để nối vần câu cuối cùng của câu thất thứ 3 với tiếng cuối của câu thứ nhì:
Dưới kim ô đàn bạch nhạn loi thoi          >Song
Doành bích lãng tiếng ngư ca dặng dõi > quan
Đầu lâm điểm bạch tà dương ngoại           >Song
Thừa tịch nhân ca cố độ đầu                    > quan
Gió trăng, chếnh choáng rượu lưng bầu  > Song
Non nước bê bai cầm mấy khúc              > quan.
                                                 (K.D)               
Còn tiếp
XEM BÀI TRƯỚC XEM BÀI SAU TRANG CHỦ