Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


21. Thể thơ Ðường Luật:
Thơ Ðường Luật xuất hiện vào đời nhà Ðường bên Trung Quốc (620 - 905). Ðường Luật là thể thơ có vần, đối nhau và hạn định bằng trắc trong thơ rất chặt chẽ. Bằng trắc phải theo đúng luật, sai là thất luật.
Khởi luật:
Tiếng thứ 2 câu đầu gieo vần bằng thì bài thơ đó là luật bằng; tiếng thứ 2 gieo vần trắc thì bài thơ đó là luật trắc. Theo bằng trắc như sau:
Ngũ ngôn tám câu 5 vần.
*Luật Bằng:
Theo bảng thanh điệu như sau:
b b tr tr b >Vần
tr tr tr b b >nhau
tr tr b b tr > Ðối
b b tr tr b > nhau
b b b tr tr > Ðối
tr tr tr b b > nhau
tr tr b b tr
b b tr tr b
*Luật Trắc:
tr tr tr b b > Vần
b b tr tr b > nhau
b b b tr tr > Ðối
tr tr tr b b > nhau
tr tr b b tr > Ðối
b b tr tr b > nhau
b b b tr tr
tr tr tr b tr
 HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Thất ngôn 8 câu 5 vần.
*Luật Bằng:
b b tr tr tr b b > Vần
tr tr b b tr tr b > nhau
tr tr b b b tr tr > Ðối
b b tr tr tr b b > nhau
b b tr tr b b tr > Ðối
tr tr b b tr tr b > nhau
tr tr b b b tr tr
b b tr tr tr b b

* Luật Trắc:
tr tr b b tr tr b > Vần
b b tr tr tr b b > nhau
b b tr tr b b tr > Ðối
tr tr b b tr tr b > nhau
tr tr b b b tr tr > Ðối
b b tr tr tr b b > nhau
b b tr tr b b tr
tr tr b b tr tr b.

Niêm trong thơ Ðường luật:
Niêm của thơ Ðường luật tính từ tiếng thứ 2 câu lập thành để dễ nhớ là:> Nhất = bát, nhị = tam, tứ = ngũ, lục = thất. > Nghĩa là:
+ Tiếng thứ nhì câu thứ nhất niêm với tiếng thứ nhì câu thứ tám.
+ Tiếng thứ nhì câu thứ hai niêm với tiếng nhì câu thứ ba.
+ Tiếng thứ nhì câu thứniêm với tiếng thứ nhì câu thứ năm.
+ Tiếng thứ nhì câu thứ sáu niêm với tiếng thứ nhì câu thứ bảy.
+ Câu thứ nhất với câu thứ tám bằng - trắc giống hệt nhau là hợp niêm, nếu không giống nhau về bằng - trắc là thất niêm.

 Cách gieo vần:
            Gieo vần có hai cách: hạn vận và phóng vận. Hạn vận là hạn theo vận gì người làm thơ phải theo vận ấy mà gieo, không được làm vần khác, chỉ gieo một vần và chỉ gieo vần bằng, vần bằng nằm ở các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Riêng chữ cuối ở câu thứ nhất, đặc biệt ở thể ngũ ngôn, có thể gieo vần hay không cũng được.
 Phóng vận:
Là tuỳ ý nhà thơ muốn làm vần gì cũng được.

Cách đặt câu:
Cách đặt câu phải theo như sau: Câu đầu gọi là Phá – “Nghĩa là mở ra”. Câu thứ nhì, gọi là Thừa - Nghĩa là theo ý câu Phá mà làm. Câu thứ ba, thứ gọi là Thực hay Lĩnh - là giải nghĩa đầu bài. Hai câu thứ năm - sáu gọi là - Luận hay Cảnh - Nghĩa là bày tỏ ý kiến, tình cảm của người làm thơ. Hai câu bảytám là câu kết. 
Thơ Ðường luật du nhập vào Việt Nam từ bao giờ không mấy sách nói rõ, chỉ biết do thượng thư bộ công đời nhà trần là Hàn Thuyên - tên chính của ông là Nguyễn Thuyên, người tỉnh Phú Thọ. Không rõ năm sinh, năm mất của ông. Tương truyền có cá sấu xuất hiện ở sông Lô, ông làm bài văn tế ném xuống sông đuổi, cá sấu bỏ đi. Việc làm của ông giống như Hán Dũ đời Ðường nên vua Trần khen ban cho ông theo họ Hàn. Ông là người

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


đầu tiên ở nước ta dùng luật thơ Ðường vào thơ nôm, nên đời sau gọi thơ nôm làm theo luật Ðường là thơ Hàn Luật, và các cụ nhà ta đã không rập khuôn theo công thức quá gò bó của Ðường luật, bởi tiếng Việt vần điệu uyển chuyển, luyến láy biến ảo phóng túng, mà theo sự gò bó ấy sẽ mất vẻ tự nhiên, nên sinh ra lệ “bất luận”: “Nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ, lục phân minh”. Nghĩa là: cùng trong một câu, tiếng thứ nhất, tiếng thứ ba, tiếng thứ năm gieo vần trắc hay bằng cũng được, còn tiếng thứ hai thứ sáu là thanh bằng thì tiếng thứ phải là thanh trắc (và ngược lại).

Thí dụ:
Vườn Bách Thú
Dưới đám (tr) cây xanh (b) một dãy (tr) chuồng,
Mỗi chuồng (b) nuôi một (tr) giống chim (b) muông.
Khù  khì vua cọp no nằm ngủ,
Nháo nhác dân hươu đói chạy cuồng.
 khỉ tranh ăn bày  lắm chuyện,
Ðàn chim nỏ mỏ hót  ra tuồng.
 Lại còn một  bọn: vài anh gấu,
Hống  hách tranh  nhau một  cục xương!
                                                    (KD)

Các Bài Mẫu.
Ngũ ngôn tám câu 5 vần.
Hạn Vận:
Mặt Trăng
Vằng vặc bóng thuyền quyên>Vần
Mây quang gió bốn bên >nhau
Nể cho trời đất trắng >Ðối
Quét sạch núi sông đen >nhau
Có khuyết nhưng tròn mãi >Ðối
Tuy già vẫn trẻ lên >nhau
Mảnh gương chung thế giới
Soi rõ mặt hay hèn.
                                          ( K.D)

Thất ngôn tám câu 5 vần.
Phóng Vận:

Thăng Long hoài cổ
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường > Vần
Bấy nay thấm thoát mấy tinh sương > nhau
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo > Ðối
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương > nhau
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt > Ðối
Nước còn cau mặt với tang thương > nhau
Nghìn thu gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
                     (Bà Huyện Thanh Quan)


HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Ngũ ngôn tám câu 4 vần:
Thăm Ðạo sĩ trên núi
                          Lý Bạch
Chó sủa trong tiếng suối
Hoa đào mưa đượm tươi
Hươu rừng thấp thoáng bóng >Ðối
Chuông ngọ lặng im hơi >nhau.
Thác bạc toé đầu núi >Ðối
Trúc xanh chen màu trời > nhau.
Ði đâu ai có biết
Buồn tựa gốc thông chơi.
                        (Trúc Khê dịch)

Thất ngôn tám câu 4 vần:
Lờ đờ mặt trăng đời không bạn
Lẩn quất đầu xanh tuổi đã già
Sóng nổi không chìm nên mến nước
Người tan muốn hợp phải lo nhà
Rạp tuồng Vân Cẩu còn đông khách
Gác túi càn khôn đủ chứa ta
Hơn kém cõi đời vinh với nhục
Nhục vinh rồi cũng hoá ra ma.
                                  ( K.D)

Ðường luật, một thể thơ gò bó rất khó chịu cho người làm thơ non tay. Một số người muốn phá cách nhưng đều thất bại. Riêng bà chúa thơ nôm họ Hồ có 2 trường hợp phá cách lại chấp nhận được. Ở bài “Sư hổ mang” câu mở đầu chỉ có 6 tiếng: -“Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta”, (đúng luật phải 7 tiếng). Bài “Ðèo ba dội” phá cánh cũng ở câu mở đầu: - “Một đèo, một đèo, lại một đèo” (nhị, tứ, lục không phân minh), (theo nhà giáo, nhà thơ Thân Ðức Thi). Ðến Tản Ðà, người khơi nguồn đầu tiên cho phong trào thơ Mới. Và chính ông đã tuyên ngôn: “Ðờn là đờn, thơ là thơ. Thơ thời có chữ, đờn có tơ. Nếu không phá cách vứt điệu luật, khó cho thiên hạ đến bao giờ”. Một mặt Tản Ðà vẫn tuân thủ những luật lệ của thơ Ðường trong cách đặt câu, gieo vần; một mặt ông bỏ bớt phương thức đối tương xứng ở câu thực và câu luận cho việc phóng bút được tự nhiên. Thí dụ:
Ðêm suông phủ vĩnh
- Ðêm suông vô số cái suông suồng
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông.
Một bức mành con coi ngán nỗi 
Một câu đối mảnh nghĩ dơ tuồng.
Một vầng trăng khuất đi mà đứng
Một lá mành treo cuốn lại buông.
Ngồi hết đêm suông, suông chẳng hết
Chùa ai xa điểm mấy hồi chuông.
        (Tản Ðà, Khối tình con 1- 1916)




HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Hoặc đối gượng:
Con gái hái dâu
 Anh có yêu em đứng lại mà
Ở đây vắng vẻ quãng đường xa
Thuyền quyên có ý trông theo thế
Quân tử vô tình bước mãi a?
Rồi nữa rồng mây ra mỗi ngả
Còn đâu huê nguyệt nữa đôi ta
Hỡi anh áo trắng cầm ô máy
Có phải nhân tình chớ vội qua!
           (Tản Ðà, Khối tình con 1)

Còn tiếp

XEM BÀI TRƯỚC XEM BÀI SAU TRANG CHỦ