Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)

[​IMG]
18.Thể Song thất lục bát (STLB):
            Là thể thơ cách luật của Việt Nam, với những đặc điểm như sau: Hai câu trên đều 7 tiếng, hai câu dưới là câu Lục và câu Bát, mỗi khổ 4 câu và cứ thế trình tự diễn đạt cho đến hết ý. Nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm đã dịch tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Ðặng Trần Côn ra thể thơ STLB rất tài hoa. Cung Oán Ngâm Khúc” của Nguyễn Gia Thiều, “Ai Tư Vãn” của Lê Ngọc Hân đều sáng tác bằng thể thơ STLB rất thành công trong nền văn học cổ điển Việt Nam.

Về nhịp điệu:
Hai câu bảy có nhịp: 3/4 hoặc 3/2/2.
Câu sáu có nhịp: 3/3 hoặc 2/2/2.
Câu tám có nhịp 4/4 hoặc 2/ 2/ 2/2.

Cách gieo vần:
Tiếng thứ 7 câu thất trên và tiếng thứ 5 câu thất dưới có vần lưng với nhau. Tiếng thứ 7 câu thất dưới có vần chân với tiếng thứ 6 câu lục; câu 8 chữ gieo vần như thơ lục bát. Hai câu thất luôn đứng sau câu bát.
Thí dụ:
-Tưởng phong thể xót xa đòi đoạn,
Mặt rồng sao cách gián lâu nay!
 Có ai chốn ấy về đây,
Nguồn cơn xin ngỏ cho hay được đành?
Nẻo u minh khéo chia đôi ngả,
Nghĩ đòi phen, nồng đòi phen...
           (Lê Ngọc Hân, thời Tây Sơn)
 - Trải phách quế, gió vàng hiu hắt
Mánh vũ y lạnh ngắt như đồng
 Oán chi những khách tiêu phòng
 Mà xui phận bạc nằm trongđào.
 Duyên đã may cớ sao lại rủi...
                                           (Ðoàn Thị Ðiểm)

Cũng có thể mở đầu bài thơ thể STLB bằng hai câu lục bát:
- Bác Dương thôi đã thôi rồi,
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
 Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau
 Kính yêu từ trước đến sau
 Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
                              (Nguyễn Khuyến)


HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ

Hoặc:
- Bà Tú ơi! Bà Tú ơi!
Té ra bà đã qua đời thực ư?
Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác
Vùng dậy thì tỉnh giấc chiêm bao
Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào
Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai...
                                                 (Tú Mỡ) 
Thơ STLB có thể dùng lối bình đối ở hai câu 7 tiếng:
- Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
                                              (Ðoàn Thị Ðiểm)
- Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Ðêm năm canh tiếng lắng chuông rền.
                                    (Nguyễn Gia Thiều)
Tiểu đối ở câu 6 và câu 8:
- Sông nước chảy (đối là) núi mây bay.
                                               (Tản Ðà)
- Bà về trước (đối là) tôi đi sau
                                           (Tú Mỡ)
- Tuôn màu mây biếc (đối là) trải ngàn núi xanh.
- Gương loan bẻ nửa (đối là) dải đồng xé đôi.
                                         ( Nguyễn Gia Thiều)
Song cách đối nhau không phải là bắt buộc; đối trong thơ STLB là do người làm thơ có tài năng, giầu vốn ngôn từ múa bút mà đối để thể hiện độ tài hoa thi sĩ của mình.

19.Thể Thơ Cổ phong:
Còn có tên khác là thơ cổ thể, một thuật ngữ mang nội dung khá rộng, chỉ tất cả những bài thơ có vần mà không đối nhau. Nếu có đối nhau là tuỳ ý thích nhà thơ chứ không phải luật.
Thơ Cổ phong không có niêm, luật, không hạn chế số chữ, số câu, không gò bó vần nên nó có màu sắc tự do, phóng khoáng, có khả năng miêu tả, diễn đạt phong phú hết ý mình, từ 4 câu cho đến bao nhiêu câu cũng được. Có hai cách làm thơ Cổ phong:
Ðộc vận và liên vận
Ðộc vận là cả bài chỉ dùng một vần.
Ngũ ngôn độc vận.
Ví dụ:
Rừng lau gió lác đác
Chim hôm nay xào xạc
Gánh củi lững thững về
Ðường quen không sợ lạc.

Thất ngôn độc vận:
Hôm qua có bạn, rượu lại hết
Hôm nay có rượu, bạn không biết
Cất đi đợi bạn đến lúc nào
Cùng uống, cùng vui trời đất tít...
Khi say quên cả ai là ta
Còn hơn lúc tỉnh nhớ mà mệt...
 HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ

20. thơ Lục ngôn thể (thơ sáu chữ):
Thơ Cổ phong có lối Lục ngôn thể, là thể thơ 6 chữ trong một câu. Giọng thơ chậm chậm khoan thai:

Thơ dịch:
Khương Nữ
 Văn Thiên Tường
-Vua Tần ngồi yên sao đành
Oán xây vạn lý Trường Thành
Khương Nữ nàng ơi không chết
Ngàn năm bia đá chữ trinh.
                  (Không nhớ người dịch)

Thơ mới:
- Anh đi mười năm trở lại
Phố xá làm anh bất ngờ
Nhưng riêng chỉ đường sen ấy
Một đời anh vẫn ngẩn ngơ...
Cuối thu, sen tàn lá rụng
Anh như hoá đá ven hồ...
                                (Bằng Việt)

Còn tiếp
XEM BÀI TRƯỚC XEM BÀI SAU TRANG CHỦ