Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


17. Thể Thơ Lục Bát:
Lục bát là thể thơ dân gian của dân tộc ta, âm điệu trên 6 dưới 8. Bắt đầu bằng câu 6 tiếng, tiếp là câu 8 tiếng, cứ thế diễn đạt cho đến hết ý. Bao giờ cũng khởi đầu bằng vần bằng: Tiếng thứ 6 cuối câu lục phải là tiếng bằng. Tiếng thứ 6 ở câu lục và tiếng thứ 6 ở câu bát phải vần với nhau. Tiếp đến tiếng thứ 8 của câu bát phải vần với tiếng thứ 6 ở câu lục dưới, vừa gieo vần chân vừa gieo vần lưng. Thơ lục bát có nhịp chẵn: Hai tiếng; nhịp lẻ: Ba tiếng:
- Khi nhà em/ ở phía đông
Mỗi ban mai/ mặt trời  hồng/ chỗ em
Tưởng như/ em đó/ bên thềm
Hồng hào/ chải mái/ tóc mềm/ xuống vai...
                                  (Nguyễn Khoa Ðiềm)


- Ðường xuân/ ngân tiếng/ còi tàu
Trong veo/ sợi nắng/ thẫm màu/ núi xa.
ợt mà/ bờ cỏ/ vút qua
Vương vương/ khói bếp/ là / mây đưa.
Ðồng Ðăng/ có phố/ Kỳ Lừa
Vẳng nghe/ câu hát/ ngày xưa/ giục lòng...
                                     (Hoàng Thị Xuân Quý)

Cấu trúc âm bằng, trắc trong thơ lục bát:
Vì âm điệu của tiếng đan âm nên phải phối bằng trắc nhịp nhàng. Trong câu lục thì tiếng thứ 2 phải dùng âm bằng, song không nhất định, có thể dùng vần trắc cũng được:
- Ðau đớn thay phận đàn bà...
- Lẩn quất chi chốn phồn hoa...
- Xây dọc anh lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
                                         (Ca Dao) 

- Mành rủ liễu tán dương tùng
Trúc khua vách đá, lan lồng áo tiên
                                      (Phạm Thái)

- Vắng yếm sồi, ngực thanh tân
Hình như cũng có đôi phần lỏng lơi...
                          (Nguyễn Vũ Tiềm)

Trong câu bát thì âm bằng đứng thứ hai, âm thứ tư là âm trắc, âm thứ 6 là âm bằng và âm thứ 8 cũng là âm bằng:
- Chữ tài, (B) chữ mệnh (Tr) khéo (B) ghét nhau (B).
Hay:
- Những điều (B) trông thấy (Tr)đau (B) đớn lòng (B).


HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Cũng có thể dùng vần trắc tại âm thứ hai cho cả cặp lục bát, hoặc dùng vần (tr) ở riêng câu bát:
- Có rửa thì rửa chân tay
Chớ rửa lông mày chết cá ao anh.
                                   (Ca Dao)

- Dọc theo bờ biển tôi đi
Ðào cát ngủ nghe tiếng xe thở dài.
                                (Trinh Ðường)

-Từ ô cửa sổ nhìn ra
Tôi thấy cô gái, ngôi nhà cái cây
Ngôi nhà vôi gạch đang xây
gái đang lớn, cái cây chưa già.
                                 (Thanh Thảo)

* Trong thơ lục bát có thể dùng lối tiểu đối ở câu 6 và câu 8:
- Sương in mặt (đối là) tuyết pha thân.
- Người nách thước (đối là) kẻ tay đao.
                                              ( Nguyễn Du)

-Thành xây khói biếc (đối là) non phơi bóng vàng.
- Ðành thân phận thiếp (đối là) ngại danh giá chàng.
            “Tính uyển chuyển của câu thơ lục bát tạo cho nó khả năng biểu hiện được nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhiều sắc thái của tình cảm"... (Nguyễn Hoà Bình - Về sự đổi mới của thơ lục bát, báo Văn Nghệ số 51 ra ngày 20-12-2003).
            Vào đầu những năm 70 thế kỷ trước, khi đó đang cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bắc – Nam còn chia hai miền, trên thi đàn miền Bắc một số nhà thơ trẻ: Lý Phương Liên, Nguyễn Duy, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Trọng Tạo… đã mạnh dạn biến thể, thể thơ lục bát bằng cách bẻ đôi, bẻ ba, bẻ tư cậu lục, hay câu bát cho xuống dòng. Trường hợp Lý Phương Liên, thơ chị vừa xuất hiện đã có ngay lời khen của một bậc đàn anh trên báo Nhân dân khi báo này giới thiệu chùm thơ của chị: “Một bông hoa vừa nở đã ngát hương”. Xin dẫn cả bài thơ lục bát biến thể đó:
Lời ru với anh
Chim bằng ngoan của em ơi
Đêm nay ngon ngủ, sáng mai lên đường
Em ngồi nhìn ngắm yêu thương
Cho no mắt nhớ ngày thường chim bay
Em muốn anh như bàn tay
xòe ra là gặp
Chim bằng trời biếc
Chim bằng con trai,
Ngủ ngoan anh nhé sáng mai lên đường
Ở nhà bên cạnh người thương
Để chim nghỉ cánh dặm đường đời xa
Lồng con, phòng hẹp đôi ta
Chim bằng chẳng thể quanh ra quẩn vào
Xa anh nói nhớ làm sao
HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ

Chân đứng tổ kiến lòng chao gió cành
Lẽ nào em buộc cánh anh
Buộc cánh anh,
Buộc cánh anh cũng chẳng thnh tình yêu
Trời rộng chim reo
Mắt em mai sớm dõi theo chim bằng
Nỗi nhớ trong lòng
Cho chim cánh gió
Cho ngày nắng nỏ
Chim bay.
Ngủ ngoan anh nhé đêm nay
Để mai xa suốt tháng ngày có em.
                        (Lý Phương Liên)
Có trường hợp để nguyên câu sáu, ngắt câu tám cho xuống dòng:
- “Thơ yêu chẳng có một dòng
Tôi yêu
tôi để trong lòng,
tôi yêu…
Dẫu cho những sớm những chiều
Mưa Trường Sơn thấm ướt nhiều trang thơ
Dẫu cho ai có mong chờ
Tôi không dám ước
ai chờ đợi tôi”…
                  (Nguyễn Trng Oánh)
Hoặc câu sáu xuống dòng, câu tám để nguyên:
-“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
(…)
Mai sau
mai sau
mai sau
đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh…”.
                                 (Nguyễn Duy)
Hoặc leo thang:
- “Đời là sa mạc lửa thiêu
Tôi khao khát một tình yêu cháy lòng
Em
     con chim nhỏ
                          luợn vòng
Tôi quăng lưới nhốt
                                giữa
                                        lồng
                                               tim
                                                      tôi
Nhưng tôi thiếu
                        nắng
                               mặt trời
Thiếu rừng cây với núi đồi tặng chim”.
                                              (Lê Đại Thanh)

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


- “Chia cho em một đời thơ
Một lênh đênh
                       một dại khờ
                                           một tôi
Chỉ còn cỏ mọc trên trời
Một bông hoa nhỏ
                             lặng
                                     rơi
                                            mưa
                                                    dầm”.
                                    (Nguyễn Trọng Tạo)

            Trong ca dao dân gian xưa, cũng thấy nhiều trường hợp dùng lục bát biến thể (còn gọi là lục bát gián thất), gieo vần trắc ở cuối câu lục và tiếng thứ sáu câu bát:
 -“Tò vò mày nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi ”.
                              (Ca dao)

– Có yêu thì yêu cho chắc
Bằng mà trục trặc, trục trặc cho luôn .

- Môi xẻ, mũi lân, mắt lộ
Khắp xứ này không ai ngộ bằng em 

                           (Vè dân gian)

Hoặc biến hình thức cấu chúc câu. Vè bốn tiếng nhập lục bát:
- “Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
Tiền gạo thì của mẹ cha
Cái nghiên cái bút, thiệt là của em”.
                                   (Ca dao)

Thi sĩ Tản Đà trong nhiều bài thơ của mình, “tiên sinh” (chữ dùng của nhà nghiên cứu văn học Hoài Thanh) cũng đã biến thể:
- “Gánh tình nặng lắm ai ơi!
Tiền mang bạc giắt thuê ai đỡ cùng.
Đường đi nho nhỏ
Bờ cỏ xanh xanh
Không duyên không nợ không tình
Đồng không quạnh vắng sao mình gặp ta?”.
                                    (Khối tình con II)

Bài thơ “Lời ru với anh” thể lục bát khác lạ xuất hiện vào năm 1969 – 1971, Lý Phương Liên sáng tác theo lối lục bát biến thể nêu ở trên. Câu thứ nhất, câu thứ 2, thứ 3, thứ 4 đều đúng thể lục bát, sang câu thứ 5 đủ chữ rồi nhưng thiếu ý, tác giả không làm như ca dao xưa thêm tiếng trực tiếp vào câu chưa đủ ý, mà làm thành 3 câu, mỗi câu 4 tiếng: “Xòe ra

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


là gặp/ Chim bằng trời biếc/ Chim bằng con trai”. Vần ai cuối câu tám rất ăn vần với tiếng thứ sáu câu bát: 9; tiếp câu thứ 10 được lục bát chuẩn đến câu thứ 16. Sang câu thứ 17, bằng lối điệp ngữ vòng tròn:
-“Lẽ nào em buộc cánh anh
Buộc cánh anh
Buộc cánh anh cũng chẳng thành tình yêu
tạo được cảm giác mênh mang như một điệp khúc triền miên ở các câu 16, 17, 18. Câu 19 lại bốn tiếng, câu 20: 8 tiếng; câu 21, 22, 23 đều 4 tiếng, câu 24 buông thõng 2 tiếng; câu 25, 26 trở về vị trí của lục bát để hoàn thiện bài thơ.
            Nếu bây giờ có ai đó làm một bài thơ thể lục bát mà hình thức như “Lời ru với anh” thì chẳng còn là vấn đề nữa, còn ở vào thời ấy là sự đột phá “khẩu” táo bạo.
        
- “Lý Phương Liên, cô gái Việt gốc Hoa hiền thục. Cha đẻ là công nhân ngành điện lực, bị bệnh mất sớm. Mẹ cô bị bom Mỹ giết hại trên một chuyến đò ngang trên sông Hồng trong một trận bom Mỹ đánh phá cầu Long Biên năm 1966. Lý Phương Liên vừa đi học vừa phải trông giữ xe đạp lấy tiền nuôi năm chị em mồ côi. Bài thơ “Em mơ có một phiên tòa” chị viết với lòng căm thù giặc Mỹ sâu sắc, xúc động, đầy phẫn uất:
- “Phiên tòa mở trong nhà em
vòng trong, vòng ngoài là bà con hàng phố
cụ già, cháu nhỏ
Nét mặt nghiêm trang
Ghế chánh án một hàng
Bạn đại biểu, dân phòng, hộ tịch…
Vành móng ngựa sát góc
Bầy tù binh Mỹ gục đầu
Năm chị em ngồi sát vào nhau
Ngực nén đầy tiếng khóc.

Những vòng hoa thơm ngát
Xếp quanh
Như tấm lòng nhân dân
Vây quanh quan tài mẹ
Sau làn hương trầm thoảng nhẹ
Mẹ em về
Mẹ em về…
Mẹ em về làm người minh chứng.

Ai đã nhìn thấy súng
Ai đã nhìn thấy bom
Ai đã nhìn thấy cảnh mẹ con
Chiều chiều vây quanh mâm cơm có cà và rau muống…”

            Bài thơ còn khá dài, trên 80 câu. Còn nhớ, hồi đó ở một cánh rừng già biên giới miền Trung đầy bom đạn, cánh lính trẻ chúng tôi chụm đầu đọc cho nhau nghe bài thơ trên. Nghe xong cả tiểu đội đều giàn giụa nước mắt, chẳng ai bảo ai tất cả đều phẫn uất tay cầm lấy súng...
            Thơ Lý Phương Liên xuất hiện đột ngột, bất ngờ bởi một thi pháp lạ, mới mẻ, không gò bó theo khuôn mẫu truyền thống, cả về cảm xúc, ý nghĩa, hình ảnh, nhạc điệu

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


tạo được rung cảm thơ thực thơ, được người thưởng thức ngày ấy cảm tình ngay từ chùm thơ đầu. Nếu không có chuyện gì xảy ra thì bài “Ca bình minh” của chị sẽ được lấy làm tên tập thơ đầu tay của chị. Nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn đang tập hợp để in thì bị ách lại...
 Bài “Ca bình minh” có những câu: 
- “Em đi làm ca ba
Đêm buông đầy đường phố
Hà Nội vào giấc say trẻ nhỏ!
Em đi giữa lòng đường
Hát khẽ
(con gái thường vẫn thế)
Tuổi ca ba rất trẻ
Đêm ca ba  lại dài
Mười tám, đôi mươi
Tuổi như em khỏe ăn khỏe ngủ.

Bạn bè em có nhiều ý lạ
Khi nói tới ca ba
Ca của những đêm hè trời đầy sao hoa
Ca của những đêm đông bập bùng ánh lửa
Còn em với niềm vui bé nhỏ
Em gọi ca ba là ca bình minh
Ý nghĩ ấy gặp em như  một sự vô tình
Đêm ca ba đi dọc đường Nam Bộ
Tay vẫy chào những đoàn tàu rời ga Hàng Cỏ
Đưa bộ đôi lên đường
Các anh đi suốt ca ba thẳng tới chiến trường
Đón bình minh đất nước…”.

“Ca bình minh” được phổ nhạc, được hát trên các sân khấu của những người lao động, trên sàn diễn các nhà văn hóa, được hát liên tục trên các đài phát thanh trung ương và phát thanh các địa phương. Tiếp đến báo Văn nghệ Hội Nhà văn in bài thơ khác của chị, bài “Nghĩ về Thúy Kiều (Trò chuyện với Thúy Kiều)” nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của thi hào Nguyễn Du. Bài thơ đó mở đầu bằng những câu:
- “Hai trăm năm nước chảy dài vô hạn
Thúy Kiều ơi, nàng sống tháng năm dài
Trái đất chúng mình cho đến hôm nay
Vẫn còn những cuộc đời như nàng chìm nổi
Thời gian còn nửa ngày là đêm tối…
Và cứ thế, niềm suy tư, day dứt, bâng khuâng của cô gái 17 tuổi về thân phận nàng Kiều. Nàng Kiều ấy lại không của Thanh Tâm Tài Nhân, không của riêng Nguyễn Du. Đó là nỗi đau thân phận, nỗi đau kiếp người ở mọi xã hội khác nhau, mà xã hội nào thì cũng thừa Tú Bà, dư Sở Khanh, nhan nhản Ưng Khuyển. Đồng tiền muôn đời vẫn là quỷ la ma đổi trắng thay đen; bể trầm luân vẫn dìm, vẫn đầy dọa bức hiếp những kiếp người, kiếp nghèo vẫn ngoi ngóp nổi chìm bởi cái vòng “kim cô” luôn xiết chặt quanh đầu người lương thiện làm họ đau đớn, muốn cởi bỏ mà không đủ phép mầu, cứ “cái bất công này xóa bỏ bất công khác lại trồi sinh” (Hêghen). Sau bài thơ “Trò chuyện với Thúy Kiều” định mệnh ấy, Lý Phương Liên như một vết sao băng lóe sáng rồi tắt phụt khỏi bầu thời thi ca từ đó đến nay. Tại sao chị không làm thơ nữa? Bị thôi tài chăng? Khó tin! Ai đã có

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


chút máu mê thơ phú thì dù làm thơ có dở chăng nữa cũng không bao giờ từ bỏ niềm đam mê “cái công việc khổ sai mà ai đã vướng vào thì không sao gỡ ra cho được” (Bùi Ngọc Tấn). Không làm thơ đăng báo, đăng đài được thì họ làm thơ để đọc ở các câu lạc bộ thơ phường thơ xã… chưa ai nhụt chí, bỏ cuộc bao giờ. 
Hồi ấy thi đàn miền Bắc đang còn nguyên những cây đa cây đề xòe tán xum xuê che rợp cả bầu trời thi ca miền Bắc. Cây đa cây đề nào cũng như ả gái già ế chồng đốc chứng khó tính, giương mục kỉnh săm soi, đe nẹt từng câu, từng chữ, từng vần, từng cái dấu chấm, dấu phẩy của những kẻ dám mon men vào thánh địa cấm kỵ - Thánh địa thơ ! Vậy mà một cô gái 17 tuổi con nhà phó thường dân dám ngang nhiên xuất hiện với bài thơ tình “Lời ru với anh” sướt mướt như muốn níu chân những đoàn quân đang hừng hực khí thế ra mặt trận! Chưa thôi, còn toang toang lên, hết bài “Ca bình minh” với những đêm không ngủ, đớn đau không biết làm gì trước số phận của những kiếp người hẩm hiu đành ngồi trò chuyện nàng Kiều bạc mệnh, để: “Ai cũng muốn một ngày là một ngày sống đẹp/ Đêm thao thức cho ngày”, biến cái thể thơ mực thước từ nghìn đời thành những câu cú “thiếu thốn” lung tung. To gan! Tha không nọc ra mặt báo đánh đòn hội chợ là may đời rồi còn được khen hay, khen hiện đại ầm ĩ thế giới có bủ bu thằng Chí Phèo không kia chứ!
            Khi không thấy Lý Phương Liên xuất hiện họ lại lu loa  tin đồn: Những bài thơ trên kia của Lý Phương Liên do nhà thơ Đ trong nhóm Nhân văn giai phẩm đang bị treo bút làm đưa cho Lý Phương Liên đứng tên đăng báo hộ?!.
Sao người đời cứ “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” quá thể. Trường hợp cậu bé Trần Đăng Khoa, năm 11, 12 tuổi làm những câu thơ: “Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”. Vậy thì, cô gái ở tuổi dậy thì bắt đầu yêu làm được những câu thơ tình cháy bỏng: “Lồng con phòng hẹp đôi ta/ Chim bằng chẳng thể quanh ra quẩn vào/ Xa anh nói nhớ làm sao/ Chân đứng tổ kiến lòng chao gió cành…” có gì làm lạ? Cái bản chất xấu xí  của người Việt Nam “hay ghen ăn tức ở”, hễ thấy người ta giỏi, người ta tài hơn mình là tung tin thất thiệt để hạ “bệ”, quăng xuống bùn cho bõ tức! Thật buồn cho thói đời nhỏ nhen chỉ thích chèn lấn!
            Quan tâm tới một hiện tượng văn học bị ganh ghét, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã đem thơ Lý Phương Liên ra xem xét một cách nghiêm túc, so sánh tính biểu cảm ngôn từ, tu từ học để xác định tính lô gích của văn phong, phong cách cấu trúc ngôn ngữ giữa ngôn ngữ thơ Lý Phương Liên với ngôn ngữ thơ của nhà thơ Đ, vì - “thơ phát ra bằng tần số rất riêng của từng người, không lẫn lộn” (Hoàng Hưng). Tiếc thay, thơ ấy, phong cách ngôn ngữ ấy vẫn “chính hiệu” ngôn ngữ thơ Lý Phương Liên từng thể hiện đồng nhất như cây nào đơm ra trái ấy xuyên suốt từ bài thơ đầu tiên của Lý Phương Liên cho đến những bài sau tiếp, mới buồn cho anh Tào Tháo!
            Dăm năm cuối thế kỷ 20, sang đầu thế kỷ 21 những người làm thơ tự bỏ tiền in thơ “tung hoành” như bươm bướm đem tặng nhau bày cho đầy giá sách để làm sang. Có anh nhà giàu in đến mười mấy tập thơ dạng báo tường báo liếp hòng trở thành nhà thơ lớn! “Thơ nhạt cũng như rượu nhạt, chẳng làm say được ai ” (Vân Long). Thèm danh quá, họ hò hét đổi mới thơ để in ra thật nhiều tặng nhau cho đắt hàng. Loại bỏ thứ thơ cúng cụ, bốc thơm, “loại thơ suỵt chó bụi rậm”(Lưu Quốc Ấn), họ tìm đường quay về với cái tôi thân phận, điều mà Lý Phương Liên đã làm từ khi họ đang mê mẩn: “Tôi: người viết những câu thơ cổ võ/ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi lúc xung phong” (Chế Lan Viên – di cảo). Bao nhiêu cuộc hội thảo bàn tròn, bàn vuông về thơ, nhưng người ta vẫn cố tình lờ tịt không hề nhắc đến Lý Phương Liên, người khởi xướng việc làm mới hình thức thể hiện thơ từ trên ba mươi năm trước lấy nửa chữ.

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ
           

    Một lần, gặp nhà thơ V, người có chân trong nhóm chuyên chọn in những tập thơ tuyển cho Hội Nhà văn nọ, tôi hỏi sao không thấy bài thơ nào của Lý Phương Liên được chọn vào các tuyển tập? Ông nhà thơ đó nói rằng không biết Lý Phương Liên là ai? Giá câu trả lời ấy ông nhà thơ V nói vào lúc thơ in từng chồng như núi thời nay thì còn chấp nhận được. Chứ những năm 1960 – 1980 ai có thơ đăng báo, đăng đài thì gần như một người giời vừa xuất hiện…  Ô! Thật buồn cho cái sự công bằng, cái hiên ngang kẻ sĩ!”

Còn tiếp

XEM BÀI TRƯỚC XEM BÀI SAU TRANG CHỦ