Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)

[​IMG]
18.Thể Song thất lục bát (STLB):
            Là thể thơ cách luật của Việt Nam, với những đặc điểm như sau: Hai câu trên đều 7 tiếng, hai câu dưới là câu Lục và câu Bát, mỗi khổ 4 câu và cứ thế trình tự diễn đạt cho đến hết ý. Nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm đã dịch tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Ðặng Trần Côn ra thể thơ STLB rất tài hoa. Cung Oán Ngâm Khúc” của Nguyễn Gia Thiều, “Ai Tư Vãn” của Lê Ngọc Hân đều sáng tác bằng thể thơ STLB rất thành công trong nền văn học cổ điển Việt Nam.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


17. Thể Thơ Lục Bát:
Lục bát là thể thơ dân gian của dân tộc ta, âm điệu trên 6 dưới 8. Bắt đầu bằng câu 6 tiếng, tiếp là câu 8 tiếng, cứ thế diễn đạt cho đến hết ý. Bao giờ cũng khởi đầu bằng vần bằng: Tiếng thứ 6 cuối câu lục phải là tiếng bằng. Tiếng thứ 6 ở câu lục và tiếng thứ 6 ở câu bát phải vần với nhau. Tiếp đến tiếng thứ 8 của câu bát phải vần với tiếng thứ 6 ở câu lục dưới, vừa gieo vần chân vừa gieo vần lưng. Thơ lục bát có nhịp chẵn: Hai tiếng; nhịp lẻ: Ba tiếng:
- Khi nhà em/ ở phía đông
Mỗi ban mai/ mặt trời  hồng/ chỗ em
Tưởng như/ em đó/ bên thềm
Hồng hào/ chải mái/ tóc mềm/ xuống vai...
                                  (Nguyễn Khoa Ðiềm)

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


[​IMG]

12. chơi chữ trong dân gian:
-Bà già đi chợ cầu Ðông
Muốn xem quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thày bói, gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có  lợi mà răng chẳng còn.
                                       (Ca dao)

- Môi chẳng ra môi còn bẻm mép.
- Con ruồi đậu mâm xôi đậu.
- Ngựa về đường bể chạy long tong.
- Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già.
- Ði trên đất thịt đường trơn như mỡ.
Dao cắt lòng, lòng đau như dao cắt.
- Hòn đất mà biết nói năng
Thì thày địa lý hàm răng chẳng còn.
-Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


8. Phản ngữ trong thơ.
Trong thơ dùng phản ngữ để châm biếm một sự việc, để so sánh một vấn đề, để đối lập màu sắc, để nói khác nhau nhằm làm nổi bật đối tượng miêu tả:
- Có  bát sứ tình phụ bát đàn
 Nâng niu bát sứ  vỡ tan có ngày.
 -Xin đừng thấy quế phụ hương
Quế già quế rụi hương trường  thơm xa.
                                           (Ca Dao)

- Ðã năm mươi cái xuân xanh
 Khi ông, khi chú, khi anh, khi thằng
Ngẫm đời lắm cái lăng nhăng
Khi ông cưỡi chó, khi thằng cưỡi voi.
                                      (Phan Huy, Cần thơ)

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

Giới thiệu các luật thơ, thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)

[​IMG]
5. Phương pháp sóng đôi trong thơ.
Sóng đôi được dùng trong thơ để tạo mối tương tác giữa ngữ và nghĩa, tạo sự dồn dập, tạo hình ảnh nổi bật làm phong phú câu thơ, đoạn thơ, để người nghe dễ nhớ, dễ thuộc:
-Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang.
                            (Tố Hữu) 

HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Giới thiệu các Luật thơ, thể thơ, cách làm thơ (Phần tiếp theo)


3. Láy từ trong thơ.        
Trong ngôn ngữ tự nhiên, các loài vật, đồ vật đọc lên đã có sự láy từ, như tên gọi, để mô phỏng âm thanh, những vật cụ thể nhìn thấy, nghe thấy.
Láy từ có định nghĩa sau:
-“Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức của âm tiết (với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa...”
                                                                     (Đỗ Hữu Châu)


Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Giới thiệu các Luật thơ, thể thơ, cách làm thơ


[​IMG]

Giới Thiệu Các Luật Thơ, Thể Thơ, Cách Làm Thơ
NXB Văn Hóa Dân Tộc 2004
Hoàng Xuân Họa (Biên soạn)

123 Trang

                                     
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
      Rằm tháng Giêng năm Quý Mùi, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức thành công Ngày thơ Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa – khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Lá cờ thơ thiêng liêng cũng được tạo từ ngày đó với hình chim lạc sải cánh bay quấn quýt cùng chữ thơ giữa nền cờ ngũ sắc cổ truyền được kéo lên trước nhà Thái Miếu trong hương xuân tươi nồng trên bầu trời lồng lộng với sự chứng kiến của hng ngàn người yêu thơ. Cũng ngày đó, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước từ Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ… cho tới đất Mũi Cà Mâu đều diễn ra những hoạt động sôi nổi, phong phú dành cho thơ và người yêu thơ. Cũng từ đó, làng báo có thêm tờ báo Thơ (phụ bản của báo Văn Nghệ) được bạn đọc và người yêu thơ cả nước đón đợi, hoan nghênh. Sự kiên này chứng tỏ, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, thơ luôn có vị trí cao sang và rất được trọng thị.
XEM BÀI TRƯỚC XEM BÀI SAU TRANG CHỦ