Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Giới thiệu luật thơ, Thể thơ, cách làm thơ (Tiếp theo)


8. Phản ngữ trong thơ.
Trong thơ dùng phản ngữ để châm biếm một sự việc, để so sánh một vấn đề, để đối lập màu sắc, để nói khác nhau nhằm làm nổi bật đối tượng miêu tả:
- Có  bát sứ tình phụ bát đàn
 Nâng niu bát sứ  vỡ tan có ngày.
 -Xin đừng thấy quế phụ hương
Quế già quế rụi hương trường  thơm xa.
                                           (Ca Dao)

- Ðã năm mươi cái xuân xanh
 Khi ông, khi chú, khi anh, khi thằng
Ngẫm đời lắm cái lăng nhăng
Khi ông cưỡi chó, khi thằng cưỡi voi.
                                      (Phan Huy, Cần thơ)




HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


 - Em hối lộ đoá hoa một nụ cười rượu chát
Anh  tham ô trời đất mấy câu thơ.
                                   (Nguyễn Trọng Tạo)

9. Cách đối âm trong thơ, phú:
Phép đối, nói chung là bằng, trắc đối nhau sóng đôi cho tương xứng. Ðối âm và đối tiếng, đối âm là âm bằng đối với âm trắc hay ngược lại. Ví dụ: “trời” (b) đối với “đất” (tr); “béo” (tr) đối với “gầy” (b); “ăn” (b) đối với “nói” (tr); đi (b) đối với đứng (tr); đất thấp (tr) đối với “trời cao” (b)... Ngoài ra còn đem danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ để hai tiếng ngang nhau. “Sông” (danh từ) đối với “núi” (danh từ); “to” (tính từ) đối với “nhỏ” (tính từ); “rầm rầm” (trạng từ), đối với “phăng phăng” (trạng từ). Lấy chữ số đối chữ số, ví dụ:
- Một chiếc cùm lim chân có đế
Ðối là:
Ba vòng xích sắt bước thì vương.  
- Chín chục thiều quang trời ngó lại
Bốn nghìn lịch sử nước trôi xuôi
                              (Tản Ðà)

Lấy thành ngữ, tục ngữ ... đối nhau: Ðầu gối quá tai (đối là) - Miệng dai chão rách/Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét (đối là) - Một câu nhịn là chín câu lành/ Nhai kỹ no lâu (đối là) - Cày sâu tốt lúa...

10. Câu đối câu:
Câu đối câu phải tương xứng, âm tiết mỗi câu đều phải ngang nhau.
Ví dụ: câu đầu 4 chữ, câu sau cũng phải 4 chữ:
- Duyên kia đã vậy (đối là) - thân này nương đâu.
                                                  (Lê Ngọc Hân)

-“Núi thăm thẳm” (đối là) - “Rừng xanh xanh.

Trong phép đối có hai cách: Tiểu đối và bình đối.

A. - Tiểu đối: Là những tiếng trong một câu đối với nhau:
- Khi gió mát (đối là) - lúc trăng thanh.
 - Bàn vây điểm nước(đối là) - đường tơ họa vần.
Ba từ trước đối với ba từ sau, bốn từ trước đối với bốn từ sau như trên.
B. - Bình đối: Tức câu trên đối với câu dưới:
- Ðã mang tiếng đứng trong trời đất.
Ðối là:
- Phải có danh gì với núi sông.

11. thể Câu Ðối:
Câu đối thơ, câu đối phú về nguyên tắc làm như thơ như phú, cái khác một điểm là câu đối chỉ có hai câu giải quyết một đề tài, cho nên luật bằng, trắc giống nhau: 
- Lác đác mưa sa làng Lộ Vũ
- Ì ầm sấm động đất Phong Lôi.


HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Những tiếng trắc ở vế trên đều đối với tiếng bằng ở vế ngược lại, (bằng trên trắc dưới) nhưng cũng không bắt buộc như thế, câu đối thơ làm giống hai câu Thực và Luận ở thơ Ðường luật và cũng được cái lệ ngoại trừ “nhất, tam, ngũ bất luận”. Tuy nhiên, trong phép đối ở các sách xưa dạy, ta còn thấy 10 cách: “Chính đối, đích danh đối, đồng loại đối, dị loại đối, liên châu đối, song thanh đối, điệp vận đối, song nghĩa đối, liên cẩm đối, hồi văn đối”. Ðó là những quy cách để đối cho chỉnh, cho giòn... còn làm được câu đối hay phải hiểu biết việc đời, hiểu biết xã hội và con người sâu sắc nữa.
Câu đối phú chia làm nhiều đoạn, tiếng cuối cùng của mỗi đoạn ở vế trên mà bằng thì tiếng cuối mỗi đoạn ở vế dưới phải là trắc, hoặc ngược lại:
- Mở khép càn khôn (b), có ra tay mới biết (tr)
- Ra vào trướng tướng (tr), thử liếc mắt mà coi (b)...
                                (Nguyễn Hữu Chỉnh, thời Tây Sơn)
Câu đối mình làm ra, vế trên, tiếng cuối cùng bao giờ cũng phải vần trắc. Cho nên câu đối bao giờ cũng treo vế trắc bên tay phải (tay phải người đứng xem câu đối). Câu đối ra cho người khác đối lại, tiếng cuối cùng trắc hay bằng đều được.

* Một số câu thách đối và đối:
- Ở Cổ Loa, nhân dịp trung tu đền thờ An Dương Vương, phụ lão trong làng tổ chức giải trí bằng thi văn chương sách hoạ. Một cụ đồ trong làng thách một vế đối:
-Thuý Kiều(b) đi qua cầu,(b) nhác thấy chàng Kim,(b) lòng đã trọng(tr).
Vế ra rất tài tình, chữ KIỀU có nghĩa là CẦU mà KIM TRỌNG lại là tên liền. Câu đối nêu lên được mối tình đoan trang tình tứ chớm nở trong lòng Kiều. Mãi không ai đối được, sau có một du khách tham quan đối rằng:
-Trọng Thuỷ(tr) nhòm vào nước,(tr) thoáng thấy nàng Mỵ(tr) Mắt rơi châu(b).                                                                                                  (Theo Vũ Ngọc Khánh).
Câu đối lại cũng tuyệt hay! THỦY là NƯỚC, MỴ CHÂU lại là tên liền. Cả câu sau dựng lên được tấn thảm kịch trong lòng Trọng Thuỷ sau khi xong nhiệm vụ gián điệp trở lại với lòng đau thương hối hận của mình.

Câu đối bằng tiếng Pháp:
Ngày xưa nhiều người biết chữ Pháp nói tiếng Pháp không dùng để ra câu đối được. Vậy mà vẫn có đôi câu đối khá hóm hỉnh, tinh nghịch toàn chữ Pháp. Khoảng năm 1934, viên toàn quyền Pie Pátkiê (Pierre Pasquirer) chết cháy trong một tai nạn máy bay khi y đang bay về nước. Có người đã làm đôi câu đối bằng tiếng Pháp như sau:  
- "Tous les Annamites sont si joyeux! Ce bel incendie nous venge bien!
-Chaque colonial est vraiment triste! Mille dangers semblables vous attendent."
Phiên âm:
-"Tú lê da na mít xông xi gioay ơ; xơ ben lanh xăng đi, nu văng giơ biêng:
-Sác cô lô ni an e vre măng t'rít, min đăng giê xăm bláp vu dát tăng đờ!
 Vũ Ngọc Khánh chuyển ngữ như sau:
- Mọi người Việt Nam đều rất hân hoan, trận lửa đẹp kia trả thù cho chúng tớ;
 - Mỗi chú thực dân hẳn là buồn bã, nghìn tai nạn thế vẫn đang đợi lũ mày.
                                                  (Theo Vũ Ngọc Khánh và Hoàng Ðức Thi).






HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Vế ra:
-Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
Vế đối lại:
- Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
(Mưa không then khoá mà lưu được khách lại.
Sắc đẹp không sóng gió làm đắm lòng người).
Trong dân gian lưu truyền một vế đối, tương truyền rằng của bà Ðoàn Thị Ðiểm lỡm Trạng Quỳnh:
-Da trắng vỗ bì bạch
Nếu đúng vế đối đó của bà thi sĩ họ Ðoàn thì phải mấy trăm năm rồi chưa ai đối được thật hay, thật chỉnh? Tôi không còn nhớ vào thập kỷ 70 thế kỷ 20, trên mục Câu lạc bộ chiến sĩ  báo Quân Ðội Nhân Dân có kể chuyện về một chiến sĩ đang đánh giặc trong rừng già Trường Sơn. Một hôm ngồi trên võng giữa mưa phùn, buồn, anh bộ đội nhớ tới vế đối của nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm đã đối rằng:
- Rừng sâu mưa lâm thâm.
Rừng sâu mưa lâm thâm đối với da trắng vỗ bì bạch là hợp. Tôi dám chủ quan tin rằng vế đối này là được nhất; Bì bạch cũng là da trắng, Lâm thâm cũng là rừng sâu, lâm rừng ,thâmsâu. Tuy chữ và nghĩa còn khiên cưỡng nhưng chưa có vế nào đối chỉnh hơn nên ta tạm bằng lòng cùng vế đối của anh bộ đội trên.
Có hai vế đối truyền miệng đang bỏ ngỏ, xin mời các bạn hãy thử sức mình:
 - Song song hai cửa sổ, hai thằng ngồi trong cửa sổ song song...?
                                                                                                      ( KD)
- Cái cứt gì cũng phân, mà phân như cứt...?
                                             (Thanh Tịnh)


Còn tiếp

XEM BÀI TRƯỚC XEM BÀI SAU TRANG CHỦ