Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Giới thiệu các Luật thơ, thể thơ, cách làm thơ (Phần tiếp theo)


3. Láy từ trong thơ.        
Trong ngôn ngữ tự nhiên, các loài vật, đồ vật đọc lên đã có sự láy từ, như tên gọi, để mô phỏng âm thanh, những vật cụ thể nhìn thấy, nghe thấy.
Láy từ có định nghĩa sau:
-“Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức của âm tiết (với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa...”
                                                                     (Đỗ Hữu Châu)






HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ




Từ láy nguyên tiếng sóng đôi: Cong cong, thẳng thẳng, trùng trùng. Láy đổi âm: đu đủ (quả), chào mào (chim), cuồn cuộn (sóng). Láy ba từ: tẻ tè te (tiếng gà gáy - Nguyễn khuyến), dài dằng dặc, hỏm hòm hom: (Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom - Hồ Xuân Hương). Láy bốn từ: Thì thà thì thụt, nhếch nha nhếch nhác, tứng tửng từng tưng:
- Non non, nước nước, tình tình
Vì ai ngơ ngẩn, cho mình ngẩn ngơ.
                                   (Tú Xương)

Buổi Sớm
Tai nghe gà gáy tẻ tè te
Bóng cúc vừa lên hé hẻ he
Non một chồng cao von vót vót
Hoa năm sắc nở loẻ loè loe...
Chim tình bầu bạn kia kìa kỉa...
Ơn nghĩa vua tôi nhẹ nhẻ nhè
Danh lợi mặc người ti tí tỉ
Ngủ trưa, trưa dậy khoẻ khoè khoe...
                                      (KD)

Láy từ trong thơ để tạo sự nhịp nhàng khi tả hành động, mô phỏng âm thanh, màu sắc, tả sự kỳ vĩ của thiên nhiên người làm thơ cảm xúc, hay quan sát được:
-Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om...
                              (Hồ Xuân Hương)

 -Tai nương nước giọt mái nhà
 Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn...
Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi...
Trăng muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ.
                                        (Huy Cận)

 - Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
                                (Ðoàn Văn Cừ)







HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ



Láy đổi vần:
-Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa
Và dầm mưa dòng sông tuôn dào dạt
Mặc con thuyền cắm lái đậu vu vơ
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi ho.
                                     (Anh Thơ)

4. Ðiệp ngữ trong thơ.
Ðiệp ngữ là một phương pháp cố ý lặp lại nhằm mục đích nhấn, để mở rộng ý và gây ấn tượng mạnh, gợi cảm xúc cao cho người đọc, người nghe. Một từ, hay một cụm từ được dùng nhiều lần sẽ làm người đọc chú ý. Ðiệp ngữ chia làm nhiều dạng: Ðiệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ vòng tròn.
* Ðiệp ngữ nối tiếp là những từ ngữ trực tiếp lặp lại đứng liền nhau nhằm tạo ấn tượng mới mẻ cho câu thơ, đoạn thơ:
- Ai rao sắn, rao mỳ... ai rách lành vạt áo
Sao bây giờ lắm tiếng rao đêm...
Tiếng rao đêm cứ thổn thức bồi hồi
Như tiếng gió, tiếng mưa, tiếng cuộc đời lầm lũi
Giá tôi đủ tiền mua hết tiếng rao đêm?
                                    (Dương Kỳ Anh)

- Ô! hoá ra súc vật cũng biết quỳ?
Voi quỳ, ngựa quỳ, chúa sơn lâm quỳ nốt.
                                    (Võ Thanh An)

- Mỏng manh tà áo trắng dài
Mỏng manh mỏng mảnh bờ vai một người
Mỏng manh giăng mắc lòng tôi
Mỏng manh mỏng mảnh một lời đong đưa.
Mỏng manh đi sớm về trưa
Mỏng manh mỏng mảnh...lời chưa hêt lời...
                                               (Ðịnh Hải)

- Một đồi, một biển, một trăng
Một Hàn Mạc Tử vĩnh hằng nằm đây
Một tôi nay viếng chốn này
Một tim, một óc... từng say thơ vàng
Bạc tình một kiếp thi nhân
Bạc duyên bạc số bạc thân xác người
Một xưa đen bạc cuộc đời
Một nay hết bạc chăng tôi với tình...
                        (Diệp Minh Tuyền)


HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ



* Ðiệp ngữ cách quãng, một hình thức lặp lại đứng cách nhau vừa gây ấn tượng nổi bật vừa như có độ vang của âm thanh cho từng câu thơ, đoạn thơ:
- Xứ sở thật thà sao lắm thứ điếm
Ðiếm biệt thự- điếm chợ - điếm vườn
 Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Ðiếm cấp cao bán miệng nuôi trôn.
                               (Nguyễn Duy)

- Nếu mà không nghe tiếng
Ðó là những nỗi đau sâu
Khóc mà không thấy nước mắt
Ðó là những nỗi đau lâu
Tôi sợ những nỗi đau như vậy
Như dao nào thấy dao đâu.
                             (Phạm Hổ)
- Em vừa đủ để anh khao khát
Vừa đủ làm cho anh thật là anh
 Trời chớm thu vừa đủ nét xanh
Quả chua ấy cũng vừa đủ ngọt.
                               (Trần Nhương)

- Gió thỉnh thoảng đùa vui trong tán lá
Thỉnh thoảng chim thảng thốt cất lời ca
Hoa thỉnh thoảng đưa hương vào hoang vắng
 Còn một người thỉnh thoảng ngoái nhìn ta
Sông thỉnh thoảng dào lên vài đợt sóng
Biển vô tư thỉnh thoảng hoá bạc đầu
Trăng thỉnh thoảng giấu mình vào mây trắng
Có hai người thỉnh thoảng nhớ về nhau.
                                   (Nông Thị Ngọc Hoà)

* Ðiệp ngữ vòng tròn, chữ cuối câu trên được lặp lại ở đầu câu dưới rồi cứ thế truyền xuống các câu khác như từng đợt sóng vỗ vào bờ đá triền miên, triền miên:
- Ngày ngày em đứng em trông
Trông non non ngất, trông sông sông dài.
- Chữ nghĩa chính là chữ nhường
Nhường anh nhường chị ta nhường người trên
                                          (Ca dao)

-Tao ở nhà tao, tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói rằng không đến
Ðến thì mi nói đến làm chi.
                   ( Nguyễn Công Trứ)




HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


- Ai đã hay đâu tớ chán đời
Ðời chưa chán tớ, tớ còn chơi.
Chơi cho đời chán, cho đời chán
Ðời chán nhau thời tớ sẽ thôi.
                                 (Tản Ðà)

-Em là... chả của riêng ai
Riêng ai là trúc là mai, chả là
Chả là ai của người ta
Người ta băng giá, mình là tuyết rơi.
                               (Thân Ðức Thi)
- Nụ tầm xuân xanh biếc, mà em đã có chồng.
Em đã có chồng rồi, nụ tầm xuân vẫn biếc
Hoa bưởi vẫn nồng thơm... và cái điều anh tiếc
Tiếc nụ tầm xuân xanh biếc, nụ tầm xuân.
                                          (Bế Kiến Quốc)

Ðiệp song từ, là từng cặp từ trùng nhau:
Con Vẹt
- Trong bọn chim lồng đáng quí mầy,
à à miệng tiếng học in thầy.
Khuya khuya sáng sáng chiều chiều lắp,
Dạ dạ thưa thưa bẩm bẩm hay.
                                        (Phan Bội Châu)

Sự Ðời
Vất vất, vơ vơ cũng nực cười
Căm căm, cúi cúi có hơn ai
Nay còn chị chị, anh anh đó
Mai đã ông ông, cụ cụ rồi!
Có có, không không lo hết kiếp
Khôn khôn, dại dại chết xong đời!
Chi bằng láo láo, lơ lơ vậy
Ngủ ngủ, ăn ăn nói chuyện chơi!
                                            KD

Ðiệp thanh bằng:
Là những câu thơ dùng toàn thanh bằng, để khơi gợi cảm giác bao trùm gây cảm xúc lâng lâng tràn tràn ngây ngất cho người thưởng thức. Như trường hợp hai câu thơ sau đây của Xuân Diệu:
- Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.

Của Tản Ðà:
-Theo hai cô tiên lên đường mây.
-Trông lên chư tiên không còn ai.
- Giang hồ mê chơi, quên quê hương.


HOÀNG XUÂN HA                                    Gii thiu các lut thơ- th thơ- cách làm thơ


Và Bích Khê:
-Trăng đan qua cành muôn tay êm
Mây nhung pha màu thu trên trời.

Thi s Bích Khê có bài Tỳ bà với 7 khổ 28 câu được dùng toàn thanh bằng (Xin xem phần phụ lục). Và chúng ta còn gặp ở những nhà thơ khác:
- Ðêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc.
- Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng.
                         (Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến)
-Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo...
- Em thương anh bên Tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá...
                      (Phạm Tiến Duật)

- Hoa như mưa rơi rơi
Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi
Như máu ứa một thời trai trẻ
Hoa như mưa rơi rơi
                        (Thanh Tùng)

-Thư anh tin ngày về
Cho vầng trăng hẹn mọc
Trong ngần cau hoa thơm
Mây chớm màu tha thiết.
-Trăng non nghiêng qua rồi
Bom rung vầng trăng khuyết
Xô thuyền trong xa xôi
Giữa gập ghềnh núi biếc...
Gặp nhau tròn mùa trăng
Em trẻ như bầu trời
Vòng tay anh đằm thắm
Giu lời ru trên môi...
- Mong chờ em mong chờ
Vầng trăng xinh - gương mặt
Sáng sáng đầy theo anh
Suốt chặng đường đánh giặc.
                                   (Lê Thi Mây)

Còn nữa
XEM BÀI TRƯỚC XEM BÀI SAU TRANG CHỦ