Phần 1
Cõi âm (20)
(Tiếp
theo)
Chúng tôi đến thăm anh Mít. Mít là người cùng làng với Huệ. Anh là một dân quân du kích, một xạ thủ khẩu đội súng cao xạ 12,7ml, hồi chiến tranh phá hoại miền Bắc. Xã anh được phát cỗ súng cao xạ để cho dân quân du kích bảo vệ đập thuỷ nông và một xưởng sản xuất nông cụ của huyện đóng gần đó.
Mít đang
quỳ hai đầu gối lên một vật xù xì, bàn tay ôm bàn tay nhăn nhó khi chúng tôi
đến. Thấy chúng tôi vào, Mít Bảo:
- Hôm
nay trên trần gian giở giời nên cái tay tôi đau nhức quá cô Huệ ơi!.
Huệ hỏi:
- Bị rắn
cắn lâu thế rồi mà tay anh vẫn chưa khỏi sao?
- Khỏi
thì khỏi rồi, nhưng hễ cứ trên trần giở giời là tay tôi lại nhức buốt mới chán
chứ, hình như cái thứ nọc rắn chết tiệt ấy vẫn gậm nhấm âm ỉ linh hồn tôi cô ạ!
Chuyện
về Mít:
Sát bờ
giậu nhà Mít, nhà hàng xóm có cây mít dai hàng năm ra quả rất sai. Quả bu từ
gốc đến cành chạc cái, chạc con quả nào cũng nây đều, múi to thô lố, xé múi nào
ra ăn trong lòng múi cũng có nước sánh như mật ong ngọt lịm. Nhà hàng xóm này
cũng thuộc diện biết điều, mùa nào cũng mang sang biếu nhà Mít một quả to nhất,
với nhã ý bồi thường cho vườn nhà Mít bị vài cành chìa sang gây cớm vườn, hại
cây trồng bến đó. Hai nhà vui vẻ thân tình với nhau lắm. Rồi không biết nghe ai
xui, hay học được ở đâu tính thích chiếm đoạt của người khác làm của mình. Mít
ngấm ngầm đào một cái hầm “bí mật” sát bờ rào nhà hàng xóm làm trơ gốc, trơ rễ
cây mít phía nhà mình ra (tất nhiên là dưới lòng đất). Ðến mùa mít ra quả, phía
gốc dưới “hầm bí mật” của Mít, mít ra quả sai nhung nhúc như đàn lợn, còn trên
cây chỉ lèo thèo vài quả còi, quả cọc. Để ăn không được số mít đó, mùa mít chín
năm ấy Mít bèn giong xe đạp thồ đi buôn mít. Các phiên chợ Sấu Giá, chợ Phùng,
chợ Gạch, Mít dậy sớm đạp xe tới buôn mít thồ về nội thành bán. Với hình thức
“ngụy trang” ấy, Mít đã “ăn” ngon số mít trong hầm “bí mật” nhà mình.
Ăn ngon
mùa mít trước, đang nóng lòng chờ ăn tiếp mùa mít sau tiếp, quả ra sai lúc nhúc
dưới hầm. Hôm ấy từ trận địa vừa thay ca trực về nhà, đi qua vườn, ngửi thấy
mùi mít chín thơm thoảng từ hầm bay ra. Mít liền chui xuống vỗ tìm quả chín.
Vừa thò tay vỗ vỗ vào đống mít lúc nhúc bất đồ nghe thấy một tiếng phun phì,
tiếp một cú mổ đánh nhằng của con rắn hổ mang bành trúng mu bàn tay. Vết cắn
tuy chỉ rớm máu nhưng buốt thon thót. Mít vội vàng chạy ra trận địa tìm túi
bông băng để băng vết thương và cũng tìm cách trị rắn cắn.
Đến cách
trận địa chừng 500 mét thì cũng lúc ấy một tốp máy bay Mỹ đánh phá nội thành
quay ra, một chiếc lao xuống cắt nốt quả bom còn lại xuống trận địa. Nghe bom
rơi reo réo trên đầu, Mít vội lăn xuống lòng con mương cạn. Bom nổ, Mít bị sức
ép nhẹ. Máy bay Mỹ đi rồi, mọi người tưởng Mít bị bom vùi, họ chạy về phía Mít,
thấy Mít nằm dưới lòng mương, tay bị thương, mọi người liền băng bó và dìu Mít
về trận địa. Nhưng chỉ nửa giờ sau hai bên mép Mít sùi bọt, da tím tái, chân
tay lúc co rúm, lúc rướn người quằn quại, sau đó Mít thỉu dần. Mấy người lấy
võng định khiêng Mít đi bệnh viện thì anh đã tắt thở. Họ cho rằng Mít bị sức ép
bom Mỹ mà hy sinh!?
Ngồi
trước tôi và Huệ là anh chàng Mít xanh xao, má hóp, cổ cò dài ngoẵng, tay chân
cà khẳng cà kheo, đang nhăn nhó vì những cơn đau buốt từ di chứng bị rắn cắn,
các ngón tay co quắp biến dạng, đang bị thời tiết hành hạ mà hai đầu gối Mít
vẫn quỳ trên hai tảng gai mít.
Tôi hỏi
Huệ:
- Diêm
Vương cũng bắt tội liệt sĩ à?
Huệ lắc
đầu:
- Anh ta
tự hành hạ mình để chừa cho đến kiếp sau tội tham lam của mình trước đây, đấy!
Nghe tôi
nói Mít là liệt sĩ, Mít giãy nảy, thanh minh:
- Tôi
không là liệt sĩ. Khi tôi chết, trần gian họ vẽ vời ra thế, nào tôi biết gì
đâu.
Huệ liền
an ủi:
- Thì
anh Mít cứ coi mình là liệt sĩ cũng có sao đâu! Anh hy sinh lúc đang làm nhiệm
vụ chiến đấu cơ mà. Còn hơn lắm kẻ chẳng đi bộ đội ngày nào, không tham gia dân
quân du kích ngày nào, có người nhà làm công việc chính sách, ngầm phong liệt
sĩ cho nhau. Lại có kẻ được phong thương binh từ vết sẹo thời chăn trâu cắt cỏ
do bị trâu húc, vẫn khoẻ re hưởng chế độ đãi ngộ của nhà nước bình thường. Như
chuyện ở tỉnh này tỉnh kia đó, nhiều người không tham gia Thanh niên xung phong
ngày nào cũng được cộng nhận là cựu Thanh niên xung phong hàng loạt, để hưởng
chế độ hàng loạt gây công phẫn trong xã hội, anh không biết à?
HXH
(Còn
nữa)