Phần II
Cõi thiên đường (15 )
Tiếp theo
Thì
ra anh cả thó, thông đồng với anh tiêu thụ, rút ruột từ kho nhà nước để cùng
nhau làm giàu. Từ hình thức bơm vá săm lốp ôtô thuần tuý, biến tướng thành nơi
tráo đổi lốp cũ lấy lốp mới để lái xe ăn chênh lệch được khối tiền bỏ túi
riêng! Sau khi tráo đổi xong, nhét nắm tiền vào túi, anh tài xế nào cũng nói một
câu giống hệt nhau:
- Có
tổ dịch vụ của “đồng chí” tiện lợi cho cánh tớ quá cơ! Cảm ơn “đồng chí”!
“Đồng chí “gí” với “đồng bào”
Đẻ
ra tiền bạc thằng nào chẳng mê”!
Bác
thừa can xăng hử? Ðể đấy em tiêu thụ hộ. Bác “xin” cơ quan được cái bánh xe cũ
hả? Ðể em đưa ra hàng dép lốp cho họ “làm thịt” hộ. Bác “thừa” cái kích chứ gì?
Có người đang cần, nhờ chúng em tìm mấy tháng nay... Tinh thấy em “hộ” bác, em
“giúp” bác mà bao nhiêu phụ tùng xe máy, ôtô các loại, cả mới lẫn cũ từ các kho
nhà nước “tập kết” ra các tổ dịch vụ để rồi từ đó trung chuyển ra chợ giời hàng
dãy dãy dài mải miết!
Ba
mươi năm chiến tranh, đất nước đang nghèo. Bọn người cá nhân, ích kỷ này lúc
nào cũng sẵn như ruồi, vì chúng mà đất nước hoàn cảnh, đã nghèo lại nghèo thêm.
Chuyện
về Tận có thể tạm dừng ở đây được. Nhưng đời luôn có những sự trớ trêu của nó,
ta muốn thế này con tạo lại vần xoay ra thế khác để mua vui trên cõi tạo hoá, để
hành hạ kiếp người.
Vị trưởng cửa hàng gạo hết
hạn tù về có tên là Vi. Vi thân bại danh liệt, đứng trước ngôi nhà xưa giờ
không còn là của mình nữa. Sau khi Vi đi ở tù, vợ Vi đem hai đứa con ấn trả bố
mẹ Vi ở quê, bán tắp ngôi nhà rồi đem tiền đi theo gã đàn ông khác. Gã đàn ông
khác đó trước đây từng bạn thân của Vi từ thời nếm mật nằm gai ở chiến khu mới
đau chứ. Khi Vi đi tù, người bạn luân đến thăm nom “chăm sóc” giúp đỡ vợ con
Vi. Lửa gần rơm lâu ngày cùng bốc! Họ
quyến luyến nhau dẫn đến bên bỏ mặc chồng tù tội, bên bỏ mặc vợ với đứa
con tật nguyền dẫn nhau đi nơi khác để xây tổ ấm mới, hưởng hạnh phúc mới bất hợp
pháp với nhau. Hai đứa con của Vi ở quê sau đó bị chết cùng ông bà nội trong một
trận máy bay Mỹ đánh lạc mục tiêu, bom rơi vào làng, nuốt chửng ngôi nhà ngói
năm gian bố mẹ Vi xây bằng tiền của Vi gửi về thời Vi làm cửa hàng trưởng lương
thực. “Ðồng tiền không mất mồ hôi nào có ra gì, không bền lâu được!”. Ấy là lời
người làng họ nói sau trận bom như thế...
Hai
bàn tay trắng, không nhà cửa, không vợ con, bạn bè cánh hẩu ngày xưa chén chú
chén anh là thế, giờ thấy Vi đến thăm đều nhạt thếch, rót chén trà sái bã mời
xong tìm cách…chia tay. Vi đau lắm, đau về cái sự đời đen bạc. “Ta quyết phải
làm lại từ đầu để trả hận về nỗi đau này”. Vi nghĩ thế. Nhưng giữa thời buổi
dùng người thẩm tra kỹ từ chân tơ kẽ tóc, với bản lý lịch dạng đi tù về như Vi
còn xơi mới được làm lại cán bộ để mà trả “mối hận”! Sẵn trí khôn di truyền từ
bác nông dân dùng mưu trói hổ, Vi về quê dựng nhà trên hố bom nơi đất của cha mẹ
ngày xưa để ở tạm đã, rồi tính.
Ở quê
một thời gian Vi nghĩ ngay được cách làm ăn bằng việc xay sát thóc gạo bằng máy
chạy dầu diesel thay cối xay cối giã thủ công. Làm dịch vụ cộng với việc chăn
nuôi gà lợn đã giúp Vi có bát ăn bát để sau đó vài năm. Nhưng Vi vẫn không mặn
mà với cuộc sống nơi quê hương cho lắm. Bởi, “giàu nhà quê không bằng kéo lê
thành phố”. Bởi mùi vị thị thành đã bén vào tim gan tỳ vị của Vi một thời.
HXH
(Còn nữa)