Phần 1
Cõi âm
(12)
Tiếp theo
Tôi muốn giằng tay ra từ chối mà không được. Có lúc cảm thấy như Huệ có thực, lúc không là thực, cái nhà của Huệ lúc thực, lúc không thực, ảo hình trước mắt tôi. Từ ánh mắt cho đến những cử chỉ nho nhỏ của Huệ dường như đều dành cho tôi sự âu yếm chân tình. Tay trong tay chúng tôi dắt nhau đi giữa cánh đồng vắng lặng, tịnh không một bóng người, bóng súc vật cũng không, cả cánh chim trời cũng không nốt. Có lẽ lúc ấy ở đấy, khi chúng tôi đi qua là giờ nghỉ của muôn loài. Chắc thế!
Tôi bèn hỏi Huệ:
- Những người khác trong gia đình em đâu, con gái như em không nên ở một
mình?
Huệ bật cười vì câu hỏi ngô nghê ấy của tôi. Em giơ tay đấm trượt vào lưng
tôi một cái - kiểu đấm yêu:
- Anh Phong hay thật, vui tính thậ đấy. Em nhắc lại: Em không phải người
của cõi này, em xuống chơi thôi. Anh muốn cả nhà em xuống ở dưới này cho đông đủ
ư? Hỏi Diêm vương, Hà Bá có nghe được không? Anh thật là! Như vậy thì sự công
bằng ở đâu, hỏi anh thế? Dòng họ nhà bố mẹ em nơi trần gian đã đóng góp năm
nhân mạng cho hai cuộc chiến 46 -75 (1946 -1975) rồi đấy. Kể cả em là bốn cho
miền Bắc, hai cho chính quyền VNCH. Sáu cái chết cho ba mươi năm chiến tranh là
ít hả anh? Ðầu tiên là chị Thu con bác Kiệm em, một nữ du kích xã...
Tuần tự em kể cho anh nghe nhé!
- Giặc Pháp từ nội thành Hà Nội đưa quân nống ra chiếm đất để mở rộng vùng
tề. Tờ mờ sáng, được việt gian dẫn đi tắt qua cánh đồng áp sát vây chặt quanh
làng. Người già, em nhỏ đã tản cư từ đầu
kháng chiến, mỗi gia đình chỉ một hoặc hai người ở lại trong đội du kích xã để
giữ đất, giữ làng và tăng gia sản xuất lấy lương thực nuôi sống gia đình và
đóng thuế cho chính phủ kháng chiến. Ðịch đột nhập vào ém quân xung quanh làng
mà các vọng gác của du kích không phát hiện được. Du kích là những người lính
không chuyên nghiệp, không mấy hiểu biết về chiến, kỹ thuật đánh nhau. Vũ khí
lại rất thô sơ nên việc canh gác có phần lơ là, chủ quan. Chủ quan nghĩ rằng
lính Tây là lính công tử bột không đi càn quét về đêm, vì chúng là giống mũi
lõ, mắt xanh, bị quáng gà không biết đánh nhau về đêm! Cách hiểu của những
người du kích hồi ấy hẹp như luỹ tre làng vốn đã hẹp vậy!
Như mọi ngày, trời mới tờ mờ nhìn chưa rõ mặt người, chị Thu dậy gánh mạ ra
đồng đi cấy sớm. Vừa ra đến cổng thì chị trông thấy ở các bờ tre, bụi chuối hai
bên đường làng lấp ló có người mặc áo tơi lá, đầu đội nón, chân đi giày săng đá
đứng như bù nhìn rơm canh chim ở ruộng ngô mới gieo hạt. Chị nghĩ ngay đến lính
giặc đóng giả đang vây làng. Quăng gánh
mạ xuống đường đi giật lùi trở lại nhà để lấy súng. Vừa về tới sân thì một họng
súng lạnh tanh gí vào sau lưng, chị đành đứng im. Như thằng câm, thằng Tây cầm
vai chị xoay ngược mặt chị vào mặt nó, rồi chỉ vào người nó ba lần, chỉ sang
người chị ba lần. Chị hiểu thằng Tây muốn gì. Ở thế bí, tay không tấc sắt, chị
cũng lẳng lặng không nói không rằng xem theo nó. Thằng Tây câm lôi tay chị vào
bếp. Bếp không cánh cửa. Cánh cửa bếp, cánh cửa nhà của mọi gia đình trong làng
đều tháo xuống đem cất giấu (tiêu thổ) từ ngày đầu kháng chiến, để nhà không
vườn chống chờ giặc tới thì đánh. Lúc gánh mạ đi cấy chị che tạm cái nong cho
gà khỏi vào bới bếp. Cái nong hình tròn chỉ che được phần dưới cửa bếp. Nhà
trên, mái hiên dọc hè che kín những tấm giại làm bằng tre để chắn nắng, các cửa nhà bên trong đều buông mành mành kín. Thằng Tây tưởng trong nhà có người nên lặng
thinh, “bí mật” kéo chị vào bếp.
HXH
(Còn tiếp)