Phần
I
Cõi âm
(5)
Tiếp theo
Tôi lăn xuống nằm cạnh Huệ kéo tấm chăn đơn đắp kín cả hai đứa cho khỏi lạnh, cũng là để định lại tinh thần. Ôm nhau trong chăn, làm tình với nhau trong chăn cho đỡ ngượng và có thể hưng phấn được lên. Khi “của tôi” hơi cưng cứng một chút, định leo lên người Huệ thì cũng là lúc tiếng máy bay xé trời xẹt qua. Hai đứa vội vàng buông nhau ra để chạy vào hang đá tránh bom, không kịp cả vơ tìm quần áo cứ thế trần truồng tụt xuống đất trong chớp lửa bom. Chớp bom lóe sáng trông rõ từng gốc cây ngọn cỏ ngoài rừng, đất đá quăng rào rào trên mái lán, xung quanh nhà kèm một loạt tiếng nổ làm tôi ù đặc hai tai. May mà loạt bom rơi trên đỉnh núi chứ nó mà rơi trúng lán chắc chúng tôi chẳng còn gì.
Máy bay đi rồi, chúng tôi trở về nằm ôm nhau tiếp, lúc tạo được hưng phấn, đang định… thì máy bay lại ào đến. Rồi cứ thế mười lăm phút một trận, chúng đánh tọa độ cầu âu, ào đến dội một loạt bom rồi bay đi, một lúc sau lại ào đến. Bom nổ đầu khu rừng này một loạt, bom giội góc núi kia một loạt. Chúng tôi chạy khi loạt bom nổ xong, chúng tôi trở lại ôm nhau, máy bay xẹt đến chúng tôi lại chạy… liên tục như thế, hễ cứ gần thành công lại phải bỏ cuộc mà chạy. Sau đó bao nhiêu cố gắng của hai đứa đều trở nên vô nghĩa. Vừa nản chí, vừa hết khí thế, “hắn” nằm ngoẹo cổ giữa cặp đùi mặc cho Huệ vần vò. “Hắn” sợ, cả tôi cũng sợ. Sợ vì bom đạn một phần, điều sợ lớn hơn là sợ Huệ mang thai, cấp trên sẽ ghép vào tội hủ hóa thì khổ suốt đời. Hủ hóa thời ấy ai mắc phải là một tội lớn. Tội bất thành văn, kỷ luật nội bộ, nhưng đứt luôn sinh mạng chính trị; có Đoàn mất Đoàn, có Đảng thì mất Đảng, là cán bộ thì mất chức, thân thế, sự nghiệp bao năm phấn đấu đổ sông đổ biển, tay trắng tức thì, còn bị người đời khinh rẻ, ghẻ lạnh nữa chứ.Bom đạn, cộng với nỗi sợ xa xôi ấy đè nặng làm tôi bải hoải tinh thần. Toàn
thân tôi đóng băng trước sự dâng hiến của người con gái giữa rừng Trường Sơn
đêm ấy.
Tôi định kiến với chuyện hủ hóa từ năm mười bốn tuổi. Ngày ấy, ba tôi, giám
đốc một xí nghiệp, thương một phụ nữ lỡ dở. Người phụ nữ ấy là mối tình đầu đời
của ba tôi. Chiến tranh, người ra trận, người tản cư ra hậu phương, gần hai
mươi năm sau gặp lại, ba tôi mới biết do “người ta” chờ đợi ba mà lỡ dở cả cuộc
đời. “Tình cũ không rủ cũng đến”, hai người vụng trộm quan hệ với nhau, họ tặng
nhau một đứa con làm “kỷ niệm”. Chuyện lộ ra, giậu đổ bìm leo, một tội mọc thành
ba bốn tội. Vì ba tôi và hai ông phó giám đốc đang có những bất đồng trong việc
lãnh đạo xí nghiệp nên mọi chuyện lại càng thêm phức tạp! Chuyện là thế này:
Cái nhà máy nhỏ con chưa đầy ba trăm cán bộ, công nhân viên mà họ chia phe chia
cánh năm bè bảy bối âm mưu hất, lật nhau để tranh chức tranh quyền thì làm sao
mà ổn định sản xuất cho ra lãi để nâng cao đời sống của công nhân viên chức. Mà
lỗ hay lãi việc gì họ phải lo, lãi thì nộp nhà nước, lỗ đã có anh Liên Xô chịu.
Tiếng là chủ nhân ông đất nước đấy nhưng mấy khi họ quan tâm đến vị trí ông chủ
là mình. Họ tự đánh mất quyền chủ nhân ông của họ bằng thói ăn bơ làm biếng,
thói vô trách nhiệm, bằng cái ý thức kẻ làm thuê chứ không phải người làm chủ
theo lý thuyết định ra. Làm ăn thua lỗ, bị cấp trên kiểm điểm thì anh có tóc đi
mà nghe kiểm điểm, cấp trên đâu có gõ anh trọc đầu. Giám đốc, bí thư lên tỉnh
mà nghe kiểm điểm, cấp trưởng phòng, phó phòng, các ban bệ có ai phải đi nghe
kiểm điểm đâu mà hãi. Các ông đi nghe kiểm điểm về, họp kiểm điểm lại các phòng
ban thì mọi người cũng biết vậy, rút kinh nghiệm vậy! Năm sau có lỗ nữa thì lại
kiểm điểm, lại sửa chữa. Mình là cấp dưới cứ việc đi làm đều đều, trừ bốn Chủ
nhật, tháng có mặt tại cơ quan hai lăm, hai sáu ngày công để lĩnh đủ lương,
lĩnh đủ mọi tiêu chuẩn tem phiếu, chẳng hơn cũng không thiệt là quá được, quá
đủ.
Một số những bê bối của phòng cung ứng vật tư do nhân viên tiếp liệu làm ăn
tư túi, đánh quả riêng, thông đồng móc ngoặc với tư thương tuôn vật tư của xí
nghiệp ra chợ đen để chia nhau. Phòng hành chính thì đem sản phẩm sản xuất theo
kế hoạch nhà nước giao, “đánh bùn sang ao” thành sản phẩm kế hoạch 3 liên kết
với nông trường chăn nuôi đổi lấy bò về làm thịt; tiếng là để nâng cao đời sống
cho cán bộ công nhân xí nghiệp. Thực chất, công nhân viên tháng đôi lần đến
vòng lượt được mua ít thịt bò thì chỉ là mấy lạng… bạc nhạc, ít lòng phèo bèo
nhèo, hoặc dạ sách, miếng tiết, miếng gân ninh mãi mới nhừ. Còn bao nhiêu miếng
ngon, nạc thăn, nạc mông họ bán cho con buôn ngoài chợ lấy lãi dấm dúi chia nhau.
Cuối năm kế hoạch không hoàn thành, thâm hụt ngân quỹ, họ đổ tội cả lên đầu
chánh giám đốc! Họ vu cho ông đem tiền nhà nước tiêu vào việc ăn chơi hủ hóa
bừa bãi, vi phạm đạo đức của người cán bộ cách mạng. - “Dân tiểu tư sản là thế,
trước sau gì cũng lòi đuôi tiểu tư sản vô đạo đức ra...!”
HXH
(Còn
tiếp)