Phần II
Cõi thiên đường (9)
Tiếp theo
Giá người bố nuôi hôm chia tay ở sân bay Gia Lâm đừng cho chiếc đồng hồ, cứ để gã mù tịt về giờ giấc không biết B trưởng vặn lại giờ để bắt bốn chục con người làm tăng giờ thì gã đâu bị B trưởng Uynh trù úm, phân công đểu, làm toàn việc nặng nhọc. Nhiều lần, như thế, nhiều ngày như thế gã phẫn lộ bỏ công trường về thẳng.
Ðại
loại những chuyện vân lim vân lát thế chảy từ ký ức lèn đầy các trang giấy, gã
gọi đó là truyện ngắn, truyện vừa, gọt đi dũa lại hai ba lần, khi thấy vừa ý,
gã chép lại sạch sẽ gửi đến toà báo, xé bỏ bản thảo gốc, coi bản gửi đi là “tác
phẩm”, rồi chờ mua tất cả các số của tờ báo gã gửi truyện trong vòng ba tháng.
Không thấy tăm cá bóng chim các “tác phẩm” của gã được in, gã lại mua giấy ngồi
viết truyện khác. Gã có biết đâu, truyện nào gửi đến tòa soạn cũng đều rơi vào tay
một ông đọc lai cảo có thói sính con ông cháu cha. Nghĩa là nghề văn, nghề báo
cứ phải con cháu các nhà văn nhà thơ viết mới ra văn, con nhà báo viết mới ra
báo; cho dù bố có viết hộ con, ông có viết hộ cháu vẫn hay hơn văn con nhà làm
nghề khác tự mình viết lấy! Cầm đến bản thảo là trước tiên ông ta liếc mắt nhìn
tên tác giả rồi quay hỏi một câu bâng quơ chả nhằm vào ai trong phòng biên tập.
Cả phòng, đang ông thì ngáp dài, ông đang ngủ gật thả hồn vào câu thơ đang bí vần:
- Vũ Tung là con cái nhà ai ấy nhỉ?
Sau cái ngáp dài “ới giời ơi”, ông vừa
ngáp, mắt nhắm mắt mở quay sang ông đọc lai cảo nói:
- Chắc lại con thằng cha căng chú kiết chạy
biệt lên rừng chứ văn nghệ sĩ ai đi đặt tên con tên cháu nghe như tiếng quạ mổ vào mặt trống đánh tu...uuung… một
tiếng như thế.
Rồi tất cả phòng vỗ bàn cười ha hả và họ
quăng tót “tác phẩm” của gã vào bồ rác dưới gầm bàn.
HXH
(Còn nữa)