Phần II
Cõi thiên đường (7)
Tiếp theo
Chẳng cần biết mẹ phải hay con phải. Ông bố lại tẩn thêm cho gã trận đòn nhừ tử nữa. Cũng lại nhờ anh hàng xóm mà gã thoát nạn. Vì sợ những trận đòn như đòn thù mà gã bỏ nhà ôm cái bụng rỗng lang thang phố này qua phố khác cho đến lúc đói quá, lả đi gục vào một mái hiên. Lúc mở mắt ra gã thấy mình đang nằm trên giường chiếu thơm tho, miệng có vị ngọt thơm của sữa bò. Gã liếm lưỡi quanh môi để tận hưởng vị ngọt bà tiên ông bụt ban cho đêm ấy.
- Ôi!
Cậu mợ ơi, nó tỉnh rồi.
Nghe
thế, gã co rúm người lăn vội vào góc giường, hai tay ôm chặt lấy đầu để nếu người
ta có đánh thì người đấy muốn ục, thọi chỗ nào thì thọi và ục, chỉ cần họ bớt lại
cái đầu để sau này gã còn viết văn, viết truyện!
Vợ chồng
chủ nhà nền nã trong bộ pigiama màu xanh da trời rất ăn ánh đèn và màu ve tường
nhà, họ mừng rỡ đến ghé sát tận mặt gã:
- Tỉnh
rồi hả? Chắc con đói lắm phải không? Thương quá!
Ðã bốn
năm, từ ngày mẹ mất chưa bao giờ gã được nghe những lời nựng nịu dịu dàng đến
thế. Trống ngực đã bớt đập thình thịch, nhưng gã vẫn còn sợ. Người chồng xốc
nách dậy dắt gã sang phòng ăn cho ăn bát cháo gà chị sen vừa mua khi thấy gã tỉnh
lại.
Vợ chồng
họ hỏi về hoàn cảnh gia đình, gã kể rành rõ từng sự việc, lý do vì sao phải bỏ
nhà đi. Thấy gã nói năng đâu ra đấy, thuật chuyện lưu loát, làm vợ chồng họ
thích, có cảm tình với gã ngay từ phút đầu. Người chồng bảo:
-
Hoàn cảnh của con thế thì về nhà làm gì cho khổ. Ở đây làm con nuôi cậu mợ đi.
-
Vâng.
Như sợ
hai người đổi ý, gã vâng rất nhanh.
Người
chồng là bác sĩ làm ở một bệnh viện, người vợ là giáo viên nên gia đình họ có một
phòng đọc, khá nhiều sách báo và các loại tiểu thuyết. Hàng ngày gã lấy truyện
trên giá sách đọc say sưa. Thấy gã chăm đọc sách, người bố nuôi hỏi:
- Con
học lớp mấy rồi?
- Dạ
thưa cậu con đang học dở lớp nhất ạ.
Mợ ra
mấy đề toán, đề văn cho gã làm thử. Mợ hỏi về tên những vị anh hùng lãnh đạo
các cuộc kháng chiến chống quân Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Con sông nào to và
dài nhất Việt Nam. Toán có bài gã làm đúng, có bài sai đáp số, các câu hỏi khác
gã đều trả lời trôi chảy. Mợ thử trí thông minh của gã bằng một bài toán đố mẹo:
“Có một đàn vịt bơi trên hồ nước, hai con bơi trước, bơi trước hai con; hai con
bơi sau, bơi sau hai con; hai con bơi giữa, bơi giữa hai con. Con thử tính xem
đàn vịt có bao nhiêu con”?
Nhẩm
tính một lát gã trả lời:
-
Thưa cậu mợ đàn vịt có bốn con ạ.
Cả
hai người cùng reo lên:
- Con
giỏi lắm. Mai cậu mợ cho con đi học lại.
Khi Mợ
nuôi có chửa, ông bà nội, ngoại nói với nhau trong bữa tiệc mừng:
- Con
nuôi đứng đầu số lấy “khước” vài tháng anh chị đã có tin mừng ngay. Vậy mà anh
chị cứ không tin để chậm mất bao nhiêu năm, không thì chúng tôi có cháu nội,
ông bà bên nhà có cháu ngoại sai vặt lâu rồi.
Ðường
học hành của gã như bị ma vầy, quỷ ám nên chẳng ra gì. Hồi mẹ còn sống đi học
được vài lớp đã phải nghỉ để tản cư. Về quê tản cư học nhờ trường làng, học trò
quá đông, một thày giáo dạy một lúc ba lớp khác nhau. Trên tay thày cầm một lúc
ba quyển sách giáo khoa ra bài cho ba lớp. Lớp tư thày ra bài tập làm văn, lớp
ba thày đọc cho viết bài đức dục, lớp nhì thày cho chép đề toán. Ba lớp học
chung, đông gần một trăm học sinh vừa học vừa cấu chí nhau ầm như cái chợ vỡ. Hồi
cư về Hà Nội vừa phải bế em, học buổi đực buổi cái. Lần này bố mẹ nuôi cho đi học
tiếp vẫn bị cái dớp quỷ ám ma vầy ấy ngáng trở.
Pháp
thất thủ Ðiện Biên Phủ, hiệp định đình chiến Giơnevơ chia đất nước ra làm hai
miền. Quân đội Pháp rút vào miền Nam. Cậu mợ nuôi vào làng Tây nên cả nhà di cư
vào Nam theo Pháp, họ đem gã đi theo. Sang đến sân bay Gia Lâm gặp bố đẻ gã đi
tiễn bạn, nhìn thấy giữ gã lại. Cậu mợ nuôi không muốn có sự rắc rối lúc đi xa,
bèn khuyên gã trở về với bố đẻ. Gã đành theo bố đẻ trở về sống giữa vòng lườm
nguýt, chửi chó mắng mèo, đá thúng đụng nia inh tai nhức óc một giọng:
-
Quân rong róng ngay lưng quen ăn bám váy bà, ăn tranh cơm con bà!...
HXH
(Còn nữa)