Và cái làng,
tên chung để chỉ cấp hạ tầng hành chính của một xã - nói hẹp; nói rộng thì cái
làng thuộc về một huyện, rộng hơn - nó cũng thuộc một tỉnh, một nước (làng
nước), cho dù ta đi đâu, ở đâu trong tâm hồn mỗi người luôn có một cái làng
canh cánh mang theo trong lòng. Cái làng của lòng mình ấy, gồm cây đa, sân
đình, mái chùa cong cong những đầu dao hình rồng, có lời ru của mẹ, của bà và
của chị hằng “Ru (ta) dưới mái nhà” rơm rạ xưa ấy:
“Nơi đâu
những lời ru
Nhiều bằng làng ta nhỉ
Nhiều bằng làng ta nhỉ
Dưới mái
nhà rơm rạ
Tâm sự ru vơi lòng”
Tâm sự ru vơi lòng”
Dưới mái rạ
thời chiến tranh trai tráng “còn ai đâu”, trơ lại phụ nữ thui thủi nỗi chồng đi
biền biệt ngay từ tuần trẳng mật bỏ lại bao công việc đồng áng, việc nhà cho
người phụ nữ gánh vác đến đận “biếng cả việc gương lược” làm đẹp cho mình. Mà
chồng đi vắng thì người phụ nữ làm đẹp mà chi? Làm đẹp cho ai ngắm? Những đêm
mưa phùn gió bấc, ôm con, ru cho con ngủ để vơi nỗi lòng thương nhớ người xa.
Lời “Tâm sự ru với lòng” ấy:
LỜI RU DƯỚI MÁI NHÀ
Nơi đâu những lời ru
Nhiều bằng làng ta nhỉ
Dưới mái nhà rơm rạ
Tâm sự ru vơi lòng.
Em biền
biệt xa chồng
Ngay từ tuần trăng mật
Chị biếng cầm gương lược
Trai làng còn ai đâu.
Ngay từ tuần trăng mật
Chị biếng cầm gương lược
Trai làng còn ai đâu.
Lẩm bẩm
những nguyện cầu
Bà lần xin tràng hạt
Bà lần xin tràng hạt
Đừng bắt
cháu bà chết
Tuổi dại dưới trời bom.
Tuổi dại dưới trời bom.
Chẳng sáng
nào bến sông
Bóng cha không còng gậy
Tay cha rối rít vẫy
Bưu tá cười không thư.
Bóng cha không còng gậy
Tay cha rối rít vẫy
Bưu tá cười không thư.
Tất cả
những lời ru
Cối lòng nước mắt nén
Lúa vẫn hai mùa chín
Khoai vẫn hai mùa trồng.
Cối lòng nước mắt nén
Lúa vẫn hai mùa chín
Khoai vẫn hai mùa trồng.
Cò lội
trắng mom sông
Sông mang lời ru chảy
Những câu ru nhang cháy
Dưới trời bâng khuâng hương.
Sông mang lời ru chảy
Những câu ru nhang cháy
Dưới trời bâng khuâng hương.
(Một vài Trống
canh)
Đọc một hơi
hết bài thơ để cảm và thấm. Đọc lại lần hai, lần ba để ngấm. Ngấm vào cảm xúc
bao nhiêu thêm lòng day dứt, da diết thương về một thời; thương thầm những thân
phận vọng phu bằng xương bằng thịt, hoá đá niềm khát khao dưới những mái nhà
tranh một lòng thuỷ chung ngóng đợi. Dưới mái nhà rơm rạ đơn sơ, còn nữa,
những lời:
“Lẩm bẩm những nguyện cầu
Bà lần xin
tràng hạt”
Và:
Chẳng sáng
nào bến sông
Bóng cha không còng gậy
Tay cha rối rít vẫy
Bưu tá cười không thư.
Bóng cha không còng gậy
Tay cha rối rít vẫy
Bưu tá cười không thư.
Thế đấy, đất
nước ta đã có thời như thế đấy. Người vợ xa chồng nhớ nhung ôm chặt con vào
lòng, gửi lời ru vào đêm thanh vắng, những người bà thì hằng đêm lần tràng hạt
lẩm bẩm nguyện cầu trời Phật: “Đừng bắt cháu bà chết/ Tuổi dại dưới trời
bom” . Người cha thì bóng còng như cây gậy sáng sáng ra bến sông chờ
bưu tá đi qua xem có thư con từ chiến trường gửi về. Gặp được thì “Bưu tá
chỉ cười không thư”. Mong bức thư con gửi vượt ngàn dặm núi sông, khi đến được
tay người cha có khi phải năm, bảy tháng thì tình hình đã khác. Với họ, có còn
hơn không! Hy vọng và hy vọng, người nông dân dưới mái rạ một thời từng đau đáu
đợi chờ niềm hy vọng như vậy đấy, vì đó là cục cưng - cục vàng của đời họ. Nhà
thơ không nói quá, tôi - người đọc thơ hôm nay cũng không liên tưởng quá ra mà
thực tế trong tâm trạng người cha, người mẹ Việt Nam nào chẳng thế, con cái là
cả một tài sản, ví với cục vàng là còn nhỏ, phải là núi ngọc mới đúng tinh
thần, đừng coi thường nhau, “con vua vua yêu dấu/ con tôi xấu tôi yêu”.
Những người trẻ bây giờ “ru con” bằng băng đài, bằng đĩa CD rót lời ca sĩ ngọt
ngào vào tai trẻ nên họ biệt gì về lời ru buồn ngày xưa?
Nhà thơ
Nguyễn Nguyên Bảy có nhiều bài thơ viết về người mẹ người cha Việt Nam bằng
những khúc ru khá hay: “Sông Cái mỉm cười, Bài ru trằn trọc, Cuối ru, Lời ru
dưới mái nhà…” mênh mang nét buồn nhân thế và… cũng đậm chất nhân văn. Tôi chủ
quan nói vậy ai không tin thì tìm đọc “toà núi” thơ Nguyễn Nguyên Bảy in
năm 2010 thì
thấy.