Ca
ba, một ca làm việc ở các nhà máy từ 10h tối hôm trước cho đến 6h sáng hôm sau,
người thợ phải thức trắng đêm với công việc do mình phụ trách. Làm ca ba là một
ca vừa mệt vừa tốn hao sức khỏe.
Khi tan ca ra về đôi chân người thợ bâng lâng như bước trên
mây, mắt lờ đờ vì thiếu ngủ, tai ù ù tiếng gió, tiếng ve mà người thợ - nhà thơ
của chúng ta cảm hứng ca ba thành Ca Bình Minh? Một tứ thơ lung linh vẻ đẹp, ngời
ngời sức sống, cũng là một phát hiện đậm chất thi ca, thăng hoa thi tứ. Bầu trời
lúc bốn rưỡi, năm giờ sáng là lúc vầng dương bừng tỏa, trời hừng đông đón chào
ngày mới, hy vọng mới với bao điều tốt lành cho mỗi người, mỗi nhà và công việc:
-“Khi nói tới ca ba
Ca của những đêm hè trời đầy sao hoa
Ca của những đêm đông bập bùng ánh lửa
Còn em với niềm vui bé nhỏ
Em
gọi ca ba là ca bình minh...”
Ca Bình Minh là tập thơ chở cả một vũ
trụ yêu thương ngan ngát lời, khơi gợi ý: "Con gà đẻ một trái hồng/ Còn
bao trái chín ở trong cuộc đời/Ôi sao cả đến nụ cười/ Vào thơ em cũng hóa lời
yêu thương... " (Trái Hồng). Lời yêu thương được lập trình đầy đặn
từ tình yêu lứa đôi, tình yêu thương đối với mẹ cha, anh chị em, cộng đồng nơi
Xóm Nhỏ có bà bán trầu cau, bác thợ điện, anh thợ kính, chị tráng bánh đa nem;
nơi Ngã Ba “Lối nào cũng dẫn đôi ta trùng phùng”, cả cô Kiều bạc mệnh thời nào
cũng có; dòng sông có con đò dìm tắt «năm mươi cuốc sống»… thậm chí vũ trụ tình
yêu thương ấy dành cho cả «kẻ thù» được chị vẽ bằng trí tưởng tượng khá thành
công trong bài Thư Gửi Người Bạn Gái Mỹ, theo nhà văn Mai Thục: Là bài thơ mang
tính dự báo chính xác về mối quan hệ Việt - Mỹ đầu thế kỷ 21 mà chúng ta đã
chứng kiến sau một khúc loanh quanh của lịch sử. Lịch sử cứ thích trêu ngươi
vòng vo ba bốn chục năm "máu lửa"(1) mới tới được đích cuối cùng điểm
đỗ:“Nếu bạn và cậu Gôn đến chơi nhà mình/ Chắc chắn được đón là khách quý/ Cậu
Phát em mình dang đôi tay võ sĩ/ Ôm chầm lấy cậu Giôn…”
Vũ trụ yêu thương ăm ắp đến chân tình
ấy còn dành cho một người: Đó là nhà báo - nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy. Hai tâm
hồn thơ đồng dòng tâm tư nắm chặt tay đi bên nhau suốt cuộc đời từ Bắc vào Nam
trong cuộc mưu sinh của gia đình, gian nan nhưng hoàn thiện cuộc sống, toàn mỹ
tinh thần viên mãn hạnh phúc. Ngay bài thơ đầu tiên, bài Tặng Tình đã cảm hóa
ngay người đọc:
-“Ai làm cầu bắc qua sông
Cho bờ em lại phải lòng bờ anh
Ai
cho chim cả trời xanh
Để đồng tiếng hát trên
cành yêu thương...”
Và:
-“ Lòng em như cốc nước
Cốc nước đầy để
trên bàn nhỏ
Cuộc
địa chân yêu rung từng nhịp thở
Sóng
sánh nước tràn ra”
(Đôi Ta)
Ca Bình Minh gồm 46
bài, Kẻ viết những dòng này thử vuốt râu thày phong thủy Nguyễn Nguyên Bảy,
người chồng biệt nhân liên tài của Lý Phương Liên. Xin thày Bảy đánh chữ đại
xá, cho được “bói mò» một “quẻ” đầu năm lấy… tí hên. Con số 46: 4 + 6 = 10; sắp
xếp theo năm Can Chi của tử vi... chính thày Bảy soạn ở trang web
phongthuynnb.com: Thế kỷ 20, có hai năm Canh Tuất, năm 1910 và năm 1970, đó là
sáu mươi năm chu kỳ của một đời người. Năm 1970 (Canh Tuất), năm Lý Phương Liên
phát tiết tài thơ cưỡi lên cổ thứ thơ cổ vũ phong trào bị nàng thơ đánh ghen
làm hệ lụy đến cả gia đình. Bức xức với sự đời «đổi trắng thay đen» chị “chít
trắng tang mây” xa lánh thơ 40 năm. Nhưng thơ chị đã làm rung động cảm xúc mấy
thế hệ bạn đọc ngày ấy. Những người tuổi từ 60 – 90 từng là nhà giáo, sinh
viên, bộ đội, công nhân hầu như đều đọc, thuộc bài Ca Bình Minh, Lời Ru Với
Anh, Ngã Ba... trong lúc cuốc sống thời chiến chẳng dư dả gì, lấy thơ nâng đỡ
tinh thần để làm việc và chiến đấu. Ngay buối tối ngày mùng 7 Tết Tân Mão,
trong buổi gặp gỡ lần thứ hai, hai thi sĩ và cô con gái cưng của hai người, họa
sỹ trẻ Nguyễn Lý phương Ngọc cùng chúng tôi đang ngồi đọc cho nhau nghe những
bài thơ phải đi mấy chục năm đường vòng để trở lại với người yêu thơ Hà Nội
nghìn năm văn hiến tại quán cafe CLB Văn hóa Thanh niên hồ Thiền Quang thì một
đoàn khách chừng sáu, bảy người, trong đó có cả người nước ngoài vào quán để ăn
tối. Nhà thơ Bích Ngọc, phu nhân của đạo diễn điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn gặp một
người quen, chị chào người quen của mình và giới thiệu:
- Giới thiệu với giáo
sư Hải Kế đây là nhà thơ Lý Phương Liên.
GS. Hải Kế ồ lên một
tiếng rõ dài rồi anh tách khỏi đám bạn
của
mình đi đến, phấn khởi reo to:
May
quá, xin được bắt tay nhà thơ. Lần đầu tiên được bắt tay nhà thơ Ly Phương
Liên... Sau cái bắt tay, nhà sử học Hải Kế đứng đọc từ đầu đến cuối bài Ca Binh
Minh. Lúc đó tôi đang mở sẵn trang thơ có bài Ca Bình Minh để trước mặt nên đọc
nhẩm theo, thấy nhà giáo Hải Kế đọc không thừa một chữ, sai một câu. Nữ văn sỹ
Mai Thục nắm chặt hai bàn tay Lý Phương Liên lắc mạnh, bảo:
-
Liên thấy chưa, nhiều người thuộc thơ mình thế mà mình thì đi ở ẩn để lánh xa
thơ?
Cô con gái Phương Ngọc
nghe vị giáo sư đọc thuộc lòng thơ của mẹ Liên, cô ôm lấy cánh tay của mẹ cụi
cụi trán mình vào bờ vai mẹ âu yếm, ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Thi sỹ Nguyễn Nguyên
Bảy đang giải quẻ kinh dịch cho một chị từ CHLB Đức về nhà ăn Tết cũng dừng
lại, mở túi lấy tập thơ đưa cho vợ đề tặng GS Hải Kế. Cuôc gặp gỡ không hẹn mà
nên mang lại những tiếng cười giòn giã, tiếng cụng ly, tiếng chúc sức khỏe nhau
tràn vang hai bàn tiệc xuân. Là người yêu thơ, thỉnh thoảng tôi cũng tập tọng
làm thơ để chống troét (tress). Thật sự bất ngờ về một hiện tượng thơ bị “bão
mưa ganh ghét” 40 năm vẫn còn nguyên cả bài thơ găm bền chắc trong trí nhớ bạn
đọc giữa cuốc sống xô bồ hôm nay. Một điều hiếm thấy?
Cách
nhìn, cách cảm trong thơ Lý Phương Liên vừa dung dị, có phần ngây thơ trước
cuộc sống gian khó trong những năm chiến tranh, mọi đề tài chị viết cứ xanh mơ,
trong veo trong từng cảm xúc:
-
“Thật lòng em rất sợ mùa dông
Cảnh
nghèo tìm đâu ra chăn lửa
Sợ
quá hiều rồi nên không sợ nữa
Thương
anh gày yếu của em ơi…”
(Xa nhau mùa đông).
- “ Đã mơ hai chữ tình
yêu
Cớ sao đám cưới tình
yêu lại nghèo?”
(Đám cưới tình yêu)
- «Vào nhà em
Mùa đông phải mặc áo ấm
Mùa hè quạt cả mồ hôi
sang quạt...»
(Nhà Em)
Và
những câu mang mang hơi thở phập phồng của phố phường thời chiến. Ga Hàng Cỏ,
một sân ga nổi tiếng của thủ đô những năm 70 thế kỷ trước hằng đêm tấp nập
những cuộc tiễn đưa:
-“ Đêm ca ba đi dọc
đường Nam Bộ
Tay vẫy chào những đoàn
tầu rời ga Hàng Cỏ
Đưa bộ đội lên đường
Các anh đi suốt ca ba
thẳng tới chiến trường…”
Về người ở lại hậu phương:
- «Em đi làm
trong râm mát hàng cây
Hố
cá nhân chở che như tình bạn
Giặc Mỹ rượt theo em bằng bom đạn
Em đi đường bờ sông
Chúng ném bom bờ sông
Em đi đường Phố Huế
Đạn bắn vào Phố Huế
Em
vẫn đi ngày bốn buổi chuyên cần...»
(Em vẫn sống như hồi còn mẹ)
Từ
chiến trường trở về tôi vẫn giữ được cuốn sổ có chép ba bài thơ: Lời Ru Với
Anh, Ca Bình Minh và Em Mơ Có Một Phiên Tòa chép trên báo ND trước đó mấy năm
đem đi hỏi bạn bè về tác giả Lý Phương Liên, thấy ai cũng nhìn trước nhìn sau
im lặng tảng lờ chẳng dám nhận mình đã đọc thơ Lý Phương Liên, mặc dầu họ đều
là những người làm nghề chữ nghĩa, viết lách, thèm thơ như thèm lĩnh tiền nhuận
bút, cuốn sổ gạo, ô phiếu thịt...! Mãi đến đầu những năm 1980, trong một lần
xếp hàng mua bia hơi ở «chuồng cọp» Trại Găng quãng giữa phố Bạch Mai, gặp một
bạn học cũ, anh cho biết chùm thơ ba bài in trên báo ND là do nhà báo Nguyễn
Nguyên Bảy đến chơi nhà Lý Phương Liên, thấy em Lý Phương Liên đem cuốn vở học
trò định xé ra nhóm bếp. Do tò mò nghề báo, Nguyễn Nguyên Bảy cầm xem thấy
trong cuốn vở đó là những bài thơ, anh cầm về đọc thử, thấy hay nên gửi cho báo
ND và họ đăng, sau hai người nên vợ nên chồng, rồi những hệ lụy cũng xảy đến
với họ, họ phải trải qua những thử thách khắc nghiệt, đắng cay, gia đình họ
phiêu dạt đi đâu không rõ... (thông tin trên chính xác bao nhiêu phần trăm tôi
chưa kịp hỏi lại nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy).
Khi
Lý Phương Liên hào hứng viết những vần thơ tràn trề yêu thương con người bằng
một bản ngã trung thực, thành tâm của một tấm lòng nhân ái thuở ban đầu thì được
khen nức nở. Nhưng, khi chị chỉ ra cái khối mâu thuẫn hiện tại của xã hội...
biết mà không ai dám nói: «Trái đất chúng mình cho đến hôm nay/ Vẫn còn những
cuộc đời như nàng chìm nổi/ Thời gian còn nửa ngày là đêm tối/ Còn đồng tiền
đổi trắng thay đen/ Còn sắc tài bạc mệnh với hơn ghen/ Còn những Mã Giám Sinh,
Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến... » (Trò chuyện với Thúy Kiều) lập tức bị chì chiết
là «đâm dao vào lưng chế độ»?! Thật không công bằng chút nào. Chẳng trách nhà
văn Nguyễn Khải có lần tâm sự: «Sách tôi in ra hay có chuyện, nhưng bao giờ tôi
cũng im lặng. Không cãi. Có lúc một đảng bộ địa phương còn cho tôi là hậu «Nhân
văn Giai phẩm», tôi cũng im lặng. Một số bài báo của tôi viết năm 1974 cũng bị
xem là xỏ xiên tiêu cực, tôi cũng không lên tiếng...» (Thể thao & văn hóa
số 57 (1566) ngày 16 – 7 – 2004).
Trong
lúc nâng cốc chúc năm mới, chúc sức khỏe nhau tôi khen cái cơ ngơi «tiền tấn»
của gia đình anh. Nguyên Nguyên Bảy rủ rỉ, chẳng biết anh nói thật hay nói cho
vui: - «Chính các bạn mới là người sung sướng, còn vợ chồng tôi chả có quê
hương gì ráo! » - Và anh giải thích: -«Hà Nội, nơi mình sinh ra thì
mình không có nhà, quê cha đất tổ không còn ruộng đất; ở trong Nam thì họ coi
mình là dân Bắc Kỳ ngụ cư! Nói chung mình bị cô Hai đẩy ra, anh Cả đẩy vào» - Anh
nói với giọng nghèn nghẹn buồn buồn. Lý Phương Liên nghe ông chồng tâm sự với
mọi người vậy, chị nhíu mày im lặng. Chắc trong đầu chị đang nảy ra một tứ thơ
mới.
Mong
rằng sau tập Ca Bình Minh, nữ sỹ sẽ tiếp tục chào bạn thơ Hà Nội, bạn thơ Sài
Gòn những sáng tác khác của chị sau "tai nạn" Nghĩ Về Thúy Kiều (Trò
Chuyện Với Thúy Kiều) từ 1971 tới nay. Hy
vọng...