Thứ Ba, 6 tháng 8, 2024

CHUYỆN CÕI TRỜI & CHUYỆN CÕI ÂM (Phần II)


                               

                                         Phần II

                         Cõi thiên đường (1)

 

                “Từ mộ huyệt cõi âm vọng đáp

                Hãy sống đi rồi biết

                Vời vợi cao xanh chỉ thấy mây cười”

                                      (Thơ Lý Phương Liên)

 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2024

PHẦN I - CHUYỆN CÕI TRỜI & CHUYỆN CÕI ÂM

               

                             

CHUYỆN CÕI TRỜI & CHUYỆN CÕI ÂM

                            

                                     Phần I

                                  Cõi âm (1)

 

                      “Tôi lang thang ngơ ngẩn

                      Giữa âm dương mông lung

                      Tâm tư gió cát mịt mùng

                      Cầu tinh tú xin lời tắm gội”

                     (Thơ – Nguyễn Nguyên Bảy)

 

Một ánh mắt lóe sáng như mũi tên đồng từ xa lao vụt vào tôi, không hề hay hấn chút đau, ngực tôi rộn lên rạo rực; dường như có người đẩy sau lưng, lôi tay tuồn tuột về phía trước, chân không chạm đất, như bay bay theo gió theo mây. Gió ào ào tạt hai bên má, thổi vù vù hai bên tai, cảm giác như mình đang sải tay bơi lướt từ cánh đồng này qua cánh đồng khác, từ làng này qua làng khác, qua những rặng phi lao vi vu. Bầu trời hồ thủy cao thăm thẳm nhuộm non cánh đồng lúa xanh mươn mướt tỏa hương đòng đòng thơm man mác. Gió hoang toàng thổi làm ức triệu ngọn lúa dào dạt lô xô cuộn trùng trùng muôn làn sóng xanh. Rồi như có một lực vô hình ghìm tôi đứng khựng lại trước một ngôi làng toàn nhà xây một kiểu; kiểu nhà giống hệt nhau mà tôi chưa thấy ở bất cứ làng quê hay phố phường nào trên đời, nơi tôi đang sống.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

HOÀNG XUÂN HỌA VỚI "TRÓT MỘT THỜI YÊU (2)"


Ảnh tác giả thơ Hoàng Xuân Họa 
Phê bình của nhà giáo - nhà văn NGUYỄN VĂN HÒA (Phú Yên)

Cuộc sống cứ xoay vần con tạo, Hoàng Xuân Họa mãi day dứt trong niềm suy tưởng, trong những dự cảm, những chiêm nghiệm, suy tư về con người, về cuộc sống, tình yêu và nhân tình thế thái. Lời thơ có lúc như lời chuyện trò thủ thỉ, có lúc tưởng như bông đùa nhưng ngẫm kĩ đó chính là những tâm sự, nỗi niềm day dứt trước hiện thực cuộc sống với bức tranh đời nhiều nhức nhối, đa đoan.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

Học chữ ký của ông cơ (truyên vui)

 

                                                                                                                            

          Tôi cũng là nhân viên văn phòng có thâm niên ở một cơ quan. Chúng tôi đã từng ngồi nát năm ghế mây, bảy ghế gỗ, ba ghế sắt thời bao cấp. Ghế mây, ghế gỗ ngồi đến nát ra nói các bạn còn có thể tin, ghế sắt mà nát được ư? Vâng, ghế sắt thì nát sao được. Nghe thế các bạn cho là tôi nói dóc! Tôi thề, không nói dóc tí tẹo nào. Ghế sắt còn mau nát hơn cả ghế gỗ. Thật đấy, dù nó không nát theo đúng nghĩa của từ “nát”, không tin các bạn tìm đến nhà bảo tàng ghế mà xem, có thấy ở đấy người ta “bảo tàng” được chiếc ghế sắt nào không? Ghế mây, ghế gỗ hỏng, khi phát ghế mới cho các phòng, ban thủ kho thu lại “vật chứng” để lưu kho, nhà bảo tàng ghế sưu tầm về trưng bầy có đủ. Còn ghế sắt khi hỏng, thủ kho thu về kho tích được nhiều nhiều đem bán thanh lý cho đồng nát cũng được món tiền tăng quỹ... bỏ túi. Đó là lý do ghế sắt không thể có mặt trong bảo tàng… ghế.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

Cái tâm hồn thơ (truyện vui)


                           

Làng Hiến Văn có bốn chức sắc quan trọng thì Vinh nắm giữ hai: chủ nhiệm HTX nông nghiệp, kiêm trưởng thôn, còn lại hai chức, phó chủ nhiệm HTX là thằng em con ông chú. Bí thư chi bộ - cô em ruột. Các chức hội đoàn thể hữu danh vô thực ai làm thì làm Vinh không quan tâm. Riêng chức trưởng ban văn hoá thông tin chuyên đi kẻ vẽ, cắt khẩu hiệu để ăn... hồ dán trừ dược bữa cơm trưa ở nhà Vinh cũng vơ lấy, nhận về phần mình. Vinh còn có khiếu xào xáo từ những dòng khẩu hiệu thành những câu thơ "lục bát đĩa" viết lên các bức tường khắp ngõ trong xóm ngoài cho dân dễ nhớ, dễ thuộc lòng, thành thử dân làng Hiến Văn được xơi nhiều thơ ca hò vè nên tâm, can, tỳ, vị, đầu óc người nào người nấy cũng ướt đẫm mộng mơ, và từ già chí trẻ đều xuất khẩu thành thơ! Vậy là câu lạc bộ thơ làng Hiến Văn ra đời, Vinh kiêm thêm chức chủ nhiệm CLB thơ nữa là bốn chức vuông chằn chặn.   

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

Con dở người (truyện ngắn)

            


    Mấy bà bán hàng giữa chợ đình làng Đơ đứng dõi theo con dở người làm nghề quét chợ thì thầm với nhau. Một bà bức xúc bô bô:

- Bụng con này lại to nữa rồi, cả nhà ơi! Lần này không biết thằng nào đây? Thằng đánh tổ tôm khuya về, thằng bảo nông, thằng đi kéo vó đêm, hay con ma mem say khướt từ quán nhậu ngang qua, tạt vào lều rơm gốc đề làm bụng nó lại phưỡn ra nữa rồi? Kinh khủng khiếp cơ!

Miếu thờ thần (truyện vui)

                                                                                                                 

          Chàng sinh viên văn khoa được coi là người văn hay chữ tốt nhất làng đang nghỉ hè tại quê được các vị trong ban quản lí di tích văn hoá thôn Đại Sa tín nhiệm, mời đến bên mâm cỗ cúng thần, vừa hết tuần nhang các ông hạ xuống để ban quản lí vừa đánh chén vừa bàn bạc và nhờ chàng viết hộ lá đơn trình lên Sở văn hoá Thông tin tỉnh xin xét duyệt, xếp hạng thêm cái miếu cuối xóm Vạc thành di tích văn hoá cho liên hoàn một cụm: đình, chùa đã được công nhận trước đó vài năm. Đình thờ thánh, chùa thờ Phật được công nhận rồi, còn cái miếu thờ thần... chẳng lẽ lại không? Vô lí bỏ sừ đi chứ lị! Mà miếu thờ vị thần gì thì hỏi tất cả dân làng Đại Sa từ cụ già nhất làng cho đến ông cán bộ văn hoá thông tin thôn đều lắc đầu ú ớ: “À  à, ờ ờ… thờ một ngài linh lắm, tài cao đức trọng lắm. Ấy là cổ xưa truyền lại thế thì con cháu cũng sang tai cho nhau rằng thế, ai nhớ được đầu cua tai nheo nó ra thế nào; làm sao mà hậu sinh các người hỏi đến lắm, nhiễu sự ghê! Cứ làm đơn gửi lên tỉnh, lên trung ương trên ấy người ta nắm được tuốt tuột ấy mà. Xin công nhận thêm cái miếu này nữa là làng ta mỗi năm ba lần mở hội: Hội đình, hội chùa, hội miếu nữa cứ là vui nhất huyện cho mà xem… Đố anh nào bằng. 

XEM BÀI SAU