Thứ Ba, 29 tháng 4, 2025

ĐỌC CƯỜI XUYÊN THẾ KỶ

 

              (Tập truyện ngắn của Hoàng Xuân Họa –

                  Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 2014)

                                                 

                                                                              Vũ Ngọc Toàn

Tập sách in ấn khiêm tốn có 150 trang cỡ 13x20cm, truyện nào cũng đáng đọc - truyện nào cũng có chỗ phải dừng lại để cười, ôm bụng mà cười. Thế mới hay.

Đọc tuyện ngắn của Hoàng Xuân Họa, tôi thích anh hiểu được nghệ thuật hư cấu, tình tiết kết gắn với nhân vật hợp lí, khá hay. Truyện Chí Phèo đi dự Festival là một truyện hư cấu ấn tượng. Anh đặt ông Ma Đơ Len (tức Giăng Van Giăng) nhân vật chính của tiểu thuyết “Những người khốn khổ” (Vích To Huy Gô) làm thị trưởng đảo hoang, nơi trú ngụ của Rô Bin Sơn Cru Xô. Thị trưởng Ma Đơ Len xây dựng đảo hoang thành nơi giàu có, đông vui, mang tên đảo Hòa Bình.

            Từ đó, đảo Hòa Bình được các tổ chức phi chính phủ trên thế giới thuê làm nơi hội họp...

          Ông liền tổ chức một Festival nhân vật tiểu thuyêt nổi tiếng trên thế giới tại đảo Hòa Bình. Mỗi nước, ông chỉ mời một người làm đại diện  đến dự. 

- Người thứ nhất là Đông Ky Sốt của Tây Ban Nha.

- Người thứ hai Đông Gioăng của Pháp.

- Người thứ ba Chi chi Kốp của Nga

- Tiếp đến là Chí Phèo của Việt Nam, AQ của Trung quốc, vân vân và vân...

Nghe tin Chí Phèo được mời đi dự Festival, tức thì chị Dậu, Tám Bính, Trạch Văn Đoành, Xuân Tóc Đỏ... Cả Chu Văn Quềnh “kéo nhau đến văn phòng  ngoại vụ Bộ Ngoại giao để khiếu nại...”

          Tác giả đã làm được quyền của người viết truyện ngắn. Đó là nghệ thuật hư cấu (truyện dài hay tiểu huyết rất cần).

Tôi xin dẫn ra đây một đoạn truyện.

Thấy người tình được đi xuất ngoại, Thị Nở hớn ha hớn hở tức tốc gọi taxi đưa Chí Phèo tới cửa hàng thời trang phố huyện...”

          Thật khôi hài:

“Thấy Chí Phèo bước từ taxi ra, cả làng Vũ Đại xúm xít vây quanh, trầm trồ khen anh Chí điển giai. Mấy bà nạ dòng thì tiếc ngẩn tiếc ngơ, nghĩ bụng: “Sao ngày xưa mình không nhìn ra phần hột, phần nhân chắc mẩy của anh chàng Chí nhỉ? Tiếc quá đi mất!”

          Người đọc ôm bụng mà cười.

          Tác giả đã mê hoặc được bạn đọc tin vào ngòi bút “tiếu lâm” bịa như thật. Thật ở chỗ hợp li.

          Tiếp túc đi tìm cái hay trong cách viết truyện ngắn của anh.

          Đó là tuyện ngắn – ngắn thật.

          Bấc tiền bối viết văn như Nguyễn Công Hoan. Truyện ngắn của ông được ca gợi nhiều về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Có giai thoại về thời trẻ của Nguyên Công Hoan. Ông luôn trao đổi thư từ với người yêu. Để giảm tiền cước bưu điện, ông phải viết ngắn, càng ngắn càng tốt. Nhờ vậy mà khi ông vào nghề viết, ông đã “cô đọng” truyện của mình lại vừa súc tích, vừa ngắn. Vì thế truyện của ông được nhiều người yêu thích.

          Thế mà truyện của ông vẫn không ngắn bằng truyện của Hoàng Xuân Họa. So sách có khập khiễng mong bạn đọc lượng thứ.

          Tôi tiếp tục đến với “Cười xuyen thế kỷ” của Hoàng Xuân Họa.

          Một thành công khác của anh trong việc viết truyện ngắn là nghệ thuật tạo dưng đối thoại đồng thời với việc xây dựng nhân vật.

          Xin dẫn chứng nhanh một chi tiết trong truyện thật ngắn “Chồng đuổi”.

          Đi theo trình tự đối thoại trong truyện.

          - “Các con đi vắng, vợ chồng mình vẫn phải cơm rượu cho đàng hoàng như mọi khi” (ta hiểu anh chồng uống rượu thường xuyên theo cơm bữa).

                    - “Rượu ai nhắm với ba thứ dở hơi này?”

Mồm nói, chân anh ấy tót ra chuồng gà "thịt" luôn của em ba quả trứng đang ấp ổ đem ốp lết làm thức nhắm...”.

          Đối thoại và hành động lột tả tính cách nhân vật. Anh chồng này nghiện rượu và thức nhắm.

- “Nào, đi ngủ trưa một giấc cho khỏe, để trường thọ mà còn hưởng thụ...”

Mồm nói, tay nắm ngay lấy tay em lôi vào buồng. Hãi quá, em vội giằng ra bỏ chạy ra sân. Không tha, mặt anh ấy đỏ phừng phừng đuổi theo ra sân:

       - A, chạy à? Dám chạy à?”.

          Đến đây, tôi hiểu anh say rượu gần như vô thức.

Cái vô thức ấy” đã bám đuổi theo người vợ. Cuối cùng họ dừng lại nơi “có cây cầu tõm”.

- Ơ thế cũng mót à? Sắp són ra quần chưa? Xuống mà đi trước đi, nhường cho đấy!
          Đọc đến đây, ta không kìm nổi tiếng cười, cười trước cả nhân vật.

          (Anh ấy đứng sững lại cười khì. Những người đứng xem, tất cả đều cười khì khì...).

          Đọc đến đây tôi lại tìm ra được cái hay của câu chuyện; cái hay khi kết thúc truyện. Xem xét chi tiết “cười”. Cái “cười khì” của nhân vật anh chồng khác cái “cười khì” của những người đứng xem.

          Anh chồng ngỡ thật thà mà “cười khì” những người đứng xem ngỡ ngàng vì trò vợ chồng phường chèo... mà “cười khì khì...”.

          Tất cả tạo lên một “rừng cười”. Đó chẳng phải là “tiếu lâm” hay sao?

           Tác giả đã thành công trong việc dùng đối thoại trong văn kể chuyện; thành công việc dùng đối thoại góp phần hoàn thiện cốt truyện và xây dựng nhân vật sinh động. Có thể lấy dẫn chứng mở rộng thêm.

          Văn họa lãng mạn Pháp ở thế kỷ XVII: Truyện về một gia đình quý tộc. Để giữ gìn dòng giống trai tài, gái đẹp, dũng cảm và thông minh của dòng họ và cũng là để thừa hưởng của cải thừa kế, anh em trong họ được phép kết hôn (trừ anh em ruột). Trỡ trêu thay, một lần bố mẹ đi vắng xa, người anh định sang phòng em nói chuyện, nhìn thấy em trong nhà tắm. Nhà tắm lại mở cửa. Anh em họ người đôi mươi, kể mười bảy. Hoa xuân hé nở. Lửa tình bùng lên. Nhìn người em tắm bồn trước gương. Người anh không kìm nổi mình, thốt lên:

- “Ôi em đẹp quá, nếu không phải là anh ruột của em, thì...

 – Thì sao? Ai cấm anh. Người em gái nói nhanh như cướp lời anh.

          Rồi họ xông vào nhau và lửa tình bóc cháy...

 

          Đối thoại ngắn gọn, lột tả hết tính cách nhân vật, cốt truyện thêm sinh động làm phương tiện biểu đạt nội dung, tư tưởng hiện thực phế phán.

          Thành công khác nữa là hư cấu nghệ thuật trong viết truyện ngắn.

          Tôi đã đọc truyện ngắn của các hội viên các câu lạc bộ, mới thấy được hạn chế của nhiều tác giả vì chưa nắm được đặc trưng văn học của truyện ngắn. Chưa có kỹ năng viết truyện. Nhiều truyện viết theo kiểu “buôn chuyện”, chưa phân biệt được ranh giới văn viết với văn nói. Họ viết dễ dãi quá.

          Hiểu bản chất của văn học, cần có cả lý luận và thực tiễn. Tôi trân trọng những thành công của Hoàng Xuân Họa. Tôi muốn cùng anh “Cười xuyên thế kỷ”.

                                                                                  Vũ Ngọc Toàn

                                                                                     (Nhà giáo)

 

XEM BÀI SAU TRANG CHỦ